Nội dung bài viết [Ẩn]
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình để nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp cần và đủ những thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề được xác định cụ thể. Dạng sản phẩm hoặc quy trình có thể là: các sản phẩm dạng vật thể, chất thể, vật liệu sinh học, quy trình công nghệ, phương pháp chuẩn đoán, dự báo, xử lý,…
Đăng ký sáng chế là việc làm giúp bảo vệ tài sản trí tuệ khỏi những hành vi xâm phạm và giúp xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế đó.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế:
Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí; phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc; thuê việc; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật; kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí; phương tiện vật chất – kỹ thuật; quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí; phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thỏa thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
Người có quyền đăng ký sáng chế có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức; cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản; để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật; kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm