Theo điều 13 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nạm, cụ thể:
(i) Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định này;
(ii) Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp 1: giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay đổi
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày người lao động phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay thì người lao động có quốc tịch nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tới người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người lao động có quốc tịch nước ngoài thông báo về việc giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay c thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tới cơ quản quản lý lao động cấp tỉnh nơi đã cấp giấy phép lao động đó để cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Trường hợp 2: Giấy phép lao động bị hết hạn
Trình tự thủ tục trong trường hợp này được quy định tại Điều 15 nghị định 11/2016/NĐ-CP . Chúng tôi xin tóm tắt các bước như sau:
Trước khi nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động theo bước 2, trong vòng 30 ngày người sử dụng lao động phải nộp văn bản xin chấp thuận nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài.
Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm với văn bản thông báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi người lao động nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp lại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Căn cứ vào điều 14 nghị định 11/2016/NĐ-CP, cần chuẩn bị những giấy tờ như sau để gia hạn giấy phép lao động:
Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
02 ảnh thẻ( ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
Giấy phép lao động đã được cấp
Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh;
Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. Thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này và một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 7 Điều 10 Nghị định này;
Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 3 Nghị định này.
Các giấy tờ trên phải chụp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc có công chứng chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm