Xử lý tranh chấp - Đơn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 01/10/2021
view 126
comment-forum-solid 0

Khi mâu thuẫn nảy sinh và không thể hòa giải hay thương lượng, chúng ta có thể làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Đơn đề nghị giải quyết xử lý tranh chấp nội bộ thông dụng nhất được thể hiện trong bài viết dưới đây.

mau-don-giai-quyet-tranh-chap Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp nội bộ

Có rất nhiều tranh chấp nội bộ phát sinh trong cuộc sống, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể giải quyết êm xuôi theo cách hòa giải hay thương lượng, mà cần có sự can thiệp từ bên thứ 3 có thẩm quyền.

Dưới đây là ví dụ về một mẫu đơn công ty đề nghị  giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện: ........................................................................................

Nơi cư trú:  ....................................................................................................

Số điện thoại: …………………; Email (nếu có): ………………….

Fax (nếu có): ……….................................................

Người bị kiện:..............................................................................................

Nơi cư trú ......................................................................................................

Số điện thoại: …………………Email: ………………….

Fax (nếu có): ……….................................................

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)....................................

Nơi cư trú ......................................................................................................

Số điện thoại: …………………Email: ………………….

Fax (nếu có): ……….................................................

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) ................................

Nơi cư trú ......................................................................................................

Số điện thoại: …………………Email: ………………….

Fax (nếu có): ……….................................................

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:.............................

........................................................................................................................

Người làm chứng (nếu có) ..........................................................................

Nơi cư trú ......................................................................................................

Số điện thoại: …………………Email: ………………….

Fax (nếu có): ……….................................................

Tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện:...............................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

 

              Người khởi kiện

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Lưu ý khi viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Nếu là Toà án nhân dân huyện thì ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Thông tin về người viết đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp và người bị kiện phải điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Trong trường hợp người làm đơn chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thi hành thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

Yêu cầu giải quyết tranh chấp được viết chính xác, rõ ràng và cụ thể, tránh viết sang cả vấn đề không liên quan để cơ quan có thẩm quyền có căn cứ xem xét và giải quyết tốt nhất.

Tài liệu gửi kèm theo tùy thuộc vào từng vụ việc tranh chấp nội bộ trên thực tế để gửi kèm những tài liệu cần thiết, chẳng hạn giấy phép đăng ký kinh doanh, ví dụ với tranh chấp về nghĩa vụ trong hợp đồng thì cần bảo sao hợp đồng đó.

Xem thêm các quy định pháp luật khác tại Luật doanh nghiệp

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn pháp luật hỗ trợ giải quyết tranh chấp 

Khi nhận được hồ sơ về vụ việc tranh chấp nội bộ, các luật sư tư vấn của công ty Luật TNHH Everest sẽ:
  • Tiếp nhận hồ sơ, rà soát hệ thống văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để thành lập ra phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất.
  • Phối hợp, bàn bạc, tư vấn luật và thống nhất với khách hàng về phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng.
  • Tư vấn luật, đại diện khách hàng tham dự các cuộc họp, làm việc với cơ quan nhà nước để giải quyết.
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản, giấy tờ cử đại điện theo uỷ quyền của khách hàng để thực hiện việc khởi kiện.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các vấn đề có liên quan khác.

Những câu hỏi thường gặp khi xử lý tranh chấp giữa nội doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hay còn gọi là các tranh chấp giữa các thành viên công ty là những mâu thuẫn, bất đồng xảy giữa các thành viên công ty, doanh nghiệp phát sinh trong quá trình đăng ký, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, giai đoạn hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty, bảo vệ nhãn hiệu, đầu tư nước ngoài.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có những trường hợp nào?

- Tranh chấp nội bộ về tư cách cổ đông, thành viên công ty; - Tranh chấp phát sinh từ quyết định của cơ quan quản lý công; - Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty (các chức danh quản lý, điều hành trong công ty); - Tranh chấp nội bộ về tư cách các thành viên, tranh chấp giữa cổ đông thành lập doanh nghiệp; - Tranh chấp nội bộ giữa việc góp vốn, mua cổ phần chào bán của các công ty.

Có những phương thức giải quyết tranh chấp nội doanh nghiệp nào?

Để giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, các doanh nghiệp có thể áp dụng các cách xử lý, giải quyết các tranh chấp bằng các phương thức sau:
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bằng phương thức thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết được thành lập đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ, thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được thành lập.
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bằng phương thức hòa giải
Giải quyết tranh chấp nội bộ bằng phương thức hoà giải là việc các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của hòa giải viên bên thứ ba. Hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp về mọi vấn đề không tuân theo pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bằng trọng tài
Cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ bằng trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và trọng tài. Thỏa thuận là tiền đề cho việc phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly khỏi các yếu tố đã thỏa thuận về tranh chấp giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bằng Toà án
Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp nội doanh nghiệp như thế nào?

Khi nội bộ doanh nghiệp có những mâu thuẫn, tranh chấp cần xử lý thì doanh nghiệp cần giải quyết tranh chấp dựa trên các nguyên tắc sau, nhằm tránh những tiêu cực có thể xảy ra về lâu dài:
1. Giải quyết tranh chấp nội bộ theo tinh thần thiện chí
Khi giải quyết các tranh chấp nội bộ, các bạn cần thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp vì lợi ích của công ty. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp theo tinh thần thiện chí giúp giảm thiểu rủi ro cho các bên, tránh gây thiệt hại về mối quan hệ, kinh tế, uy tín đôi bên.
2. Giải quyết tranh chấp nội bộ theo hướng hoà giải
Giải quyết tranh chấp theo hướng hòa giải là việc khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua trung gian hòa giải để xử tranh chấp nhanh nhất. Chỉ khi nào việc hòa giải không đạt được hiệu quả mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán.
3. Giải quyết tranh chấp nội bộ không qua cơ quan quản lý hành chính
Doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nội bộ không nên yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết. Lí do có liên quan đến các thủ tục hành chính và từ đó có thể phát sinh về các tranh chấp không đáng có khác.
4. Giải quyết tranh chấp nội bộ bằng trọng tài thương mại
Khi tranh chấp nội bộ phát sinh, giải quyết bằng trọng tài thương mại để tranh chấp nhanh chóng được giải quyết, ổn định hoạt động của doanh nghiệp. Nếu phương án giải quyết này vẫn không đem lại kết quả thì khuyến nghị doanh nghiệp chuyển qua phương án giải quyết bằng tòa án nếu các bên không đạt được thỏa thuận trọng tài.
5. Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hạn chế gián đoạn kinh doanh, sản xuất
Việc giải quyết tranh chấp nội bộ nhanh chóng, kịp thời giúp doanh nghiệp hạn chế về ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, sản xuất, đầu tư trong nước hay nước ngoài cũng như danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp. Việc xử lý tranh chấp kịp thời, dứt điểm sẽ giúp doanh nghiệp không mất về nhiều thời gian, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hai bên giải quyết tranh chấp.

Kết luận

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là dạng tranh chấp mà nguy cơ có thể xảy ra bất kỳ ở giai đoạn nào và trạng thái nào. Có thể xảy ra khi thành lập doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh, lúc làm ăn thuận lợi, doanh nghiệp đang trên đà phát triển; hoặc xảy ra khi doanh nghiệp đang rơi và khủng hoảng thua lỗ. Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, công ty, tranh chấp giữa các thành viên, nếu các bên không có sự tư vấn luật hợp lý, phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp khéo léo, nguy cơ thiệt hại cho doanh nghiệp là rất lớn; thậm chí doanh nghiệp có thể bị lâm vào cảnh phá sản, dừng hoạt động. Do đó, để có phương thức giải quyết tốt nhất, khi xảy ra tranh chấp nội bộ, doanh nghiệp cần tham khảo, hỗ trợ giải quyết từ những luật sư có kinh nghiệm để đảm bảo được giải quyết nhanh nhất và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp thành lập.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư tư vấn luật của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.90965 sec| 1055.656 kb