Hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp, một số điểm quan trọng

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 09/03/2021
view 164
comment-forum-solid 0

Việc chuyển nhượng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu sở hữu công nghiệp.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hình thức khai thác lợi ích của bằng độc quyền

Chủ bằng độc quyền có thể khai thác lợi ích của bằng độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Tự mình sử dụng: tự tổ chức; sản xuất ra và đưa vào lưu thông các sản phẩm áp dụng sáng chế theo những kiểu dáng công nghiệp thuộc bằng độc quyền của mình; tự gắn nhãn hiệu đã đăng ki lên bao bì sản phẩm và lưu thông; tự đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất và tiêu thụ mạch tích hợp bán dẫn theo bố trí thiết kế mà mình là chủ sở hữu theo giấy chứng nhận đăng kí; tự nhân bản và tiêu thụ những giống cây trồng đã đăng kí.
  • Cho phép người khác sử dụng: cho phép người khác được thực hiện những hành vi nêu trên thông qua việc giao kết hợp đồng li-xăng.

Đó là những hành vi khai thác công dụng hữu ích của quyền tài sản được đăng kí.

Tuy nhiên, chủ bằng độc quyền còn có thể được thỏa mãn lợi ích vật chất của mình dưới hình thức thực hiện quyền định đoạt tài sản vô hình đó. Những cách thức thực hiện quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: thông qua hợp đồng chuyển nhượng hay tuyên bố từ bỏ độc quyền của mình. Việc định đoạt thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được coi là cách thức cơ bản và phổ biến.

Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa 2 bên, là bên chuyển giao và bên được chuyển giao. Theo đó bên chuyển giao chuyển quyền sở hữu độc quyền sang cho bên được chuyển giao và bên được chuyển giao phải thanh toán tiền cho bên chuyển giao theo thỏa thuận.

Cách thức định đoạt quyền sở hữu công nghiệp thông qua việc giao kết hợp đồng này thường mang lại cho chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp ít lợi nhuận hơn so với việc tự sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng. Trong nhiều trường hợp cụ thể, chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền định đoạt này. Vì nhiều lí do khác nhau như: không đủ vốn đầu tư cho việc trực tiếp sản xuất; không có nguyện vọng và khả năng giải quyết các vấn đề sản xuất và kinh doanh; mong muốn sớm được ứng dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình cùng nhiều lí do khác.

Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: "Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản". Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Theo quy định pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

Đối với bên chuyển nhượng là cá nhân sẽ bao gồm các thông tin về họ tên; ngày tháng năm sinh; số điện thoại; địa chỉ; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; Nếu là pháp nhân bao gồm các thông tin tên pháp nhân; mã số doanh nghiệp; địa chỉ; người đại diện theo pháp luật/ người được ủy quyền.

Căn cứ chuyển nhượng

Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về vấn đề bên chuyển nhượng có quyền được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng, như sau: Tên sáng chế, Ngày cấp văn bằng, Số văn bằng, Cơ quan cấp bằng, Chủ sở hữu văn bằng.

Giá chuyển nhượng

Hai bên sẽ tự thỏa thuận. Và sẽ được ghi nhận tại các điều khoản trong hợp đồng. Bao gồm: thời điểm thanh toán, giá, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán, phương thức thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển giao theo mẫu;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển giao quyền SHCN;
  • Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có từ 2 chủ sở hữu trở lên;
  • Văn bản giải trình lý do không đồng ý chuyển giao quyền sở hữu của bất kì đồng chủ sở hữu nào nếu thuộc sở hữu chung (nếu có);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí chuyển giao;
  • Giấy ủy quyền.

Thời hạn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu. : Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký là 02 tháng; (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

Những lưu ý về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp

Hiệu lực của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ theo thỏa thuận giữa các bên đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở theo quy định tại Điểm a; Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 gồm:

Đối với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Đối với nhãn hiệu nối tiếng thì quyền sở hữu sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được nêu ở trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước; mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt; thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng bị chấm dứt hiệu lực.

Xem thêm: 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.07919 sec| 1019.773 kb