Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ nhằm thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất và được hưởng thù lao theo thỏa thuận của các bên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đấu thầu, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo hướng dẫn tại Mục 31 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 19(a) Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.
Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính (trừ trường hợp hồ sơ mời thầu quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).
Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu.
Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 Chỉ dẫn nhà thầu. Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại bảng dữ liệu đấu thầu.
Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 31.2 Chỉ dẫn nhà thầu chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu mà chưa được chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.
Trong Luật Đấu thầu năm 2013 đã có quy định nhà thầu chính, nhà thầu phụ, tuy nhiên vẫn chưa có quy định rõ ràng hay là có văn bản hướng dẫn về thầu chính và thầu phụ tỷ lệ sẽ là bao nhiêu phần trăm mà chỉ quy định quyền của nhà thầu chính là có quyền sử dụng nhà thầu phụ để thực hiện gói thầu thầu và tỷ lệ như thế nào thì hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của thầu chính, thầu phụ và thầu chính với thầu phụ sẽ ký kết hợp đồng với nhau quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Chính vì điều này mà nhà thầu chính sẽ phải xem xét ký lương năng lực,kinh nghiệm của nhà thầu phụ để thỏa thuận phần công việc, tỷ lệ công việc để đáp ứng được gói thầu đó tránh những rủi ro xảy ra khi nhà thầu phụ không đáp ứng được, cũng chính vì tách nhiệm này mà pháp luật đã không quy định cứng nhắc về tỷ lệ phần trăm cong việc giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ mà cho phép nhà thầu, chủ đầu tư dựa trên cơ sở tính chất của gói thầu mà tự đưa ra tỷ lệ giữa thầu chính và thầu phụ. Nhà thầu phụ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với nhà thầu chính
Tuy nhiên nhà thầu chính muốn sử dụng nhà thầu phụ thì phải có sự đồng ý của bên chủ đầu tư, sử dụng thầu phụ nào thì phải thực hiện đăng ký trước khi có quyết định trúng, tức là trong hồ sơ dự thầu đã phải có danh sách nhà thầu phụ tham gia gói thầu. Còn trường hợp không đăng ký nhà thầu phụ trước, khi trúng thầu mà sử dụng nhà thầu phụ để thực hiện sẽ được coi là chuyển nhượng thầu, là một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm