Chúng ta cũng đã biết là lĩnh vực kế toán có rất nhiều vị trí khác nhau và không thể không kể đến kế toán doanh nghiệp sản xuất. Kế toán doanh nghiệp sản xuất là gì? Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho các bạn 1 cái nhìn cụ thể nhất.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198.Sản xuất là việc kết hợp của sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Từ đó cũng đề ra các vấn đề cần giải quyết như nghiệp vụ kinh tế về chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch.
Kế toán doanh nghiệp sản xuất sẽ tập hợp các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Và tổng hợp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Thông tin chi tiết về kế toán doanh nghiệp.Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Hiện kế toán doanh nghiệp có mức lương không cố định và tùy thuộc vào nơi bạn làm việc. Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.
Xem thêm các quy định pháp luật tại luật doanh nghiệp.Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, kế toán doanh nghiệp có các thành phần sau:
(i) Kế toán: bao gồm kế toán kế toán chi phí và hạch toán giá thành; Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm.
(ii) Giao dịch: bao gồm giao dịch tiền gửi và tiền mặt; Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình; Giao dịch ngoại tệ.
(iii) Hạch toán: bao gồm hạch toán với đối tác (người mua, người bán); Hạch toán với người nhận tạm ứng; Hạch toán tiền lương với người lao động; Hạch toán với ngân sách.
Tham khảo thêm các thông tin khác liên quan đến Tài chính doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm