Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp - Kiến thức kế toán dành cho doanh nghiệp

view 104
comment-forum-solid 0

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận tổng hợp, phân tích, xử lý và giải thích báo cáo tài chính, lập bảng cân đối kế toán,... những công việc không thể thiếu của doanh nghiệp. Như vậy, để hoàn thành tốt được những công việc này, kế toán doanh nghiệp cần có được hiểu như thế nào?

Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là quá trình thu nhập, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế cho người sử dụng báo cáo.

Kế toán doanh nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp biết được những thông tin về tài chính, kinh tế của công ty, từ đó có những hoạch định chính xác về kếch hoạch phát triển cho doanh nghiệp.

Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp

Thứ nhất, Kế toán tài chính là hệ thống có tính chất bắt buộc với doanh nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn chung cho mọi doanh nghiệp. Kế toán tài chính được được thể hiện qua hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, Kế toán quản trị là hệ thống do chính doanh nghiệp tự xây dựng theo mục tiêu quản trị của doanh nghiệp đó.

Xem thêm bài viết kế toán doanh nghiệp vận tải tại đây

Các loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

Thứ nhất, căn cứ vào công dụng

(i) Chứng từ mệnh lệnh: Giúp truyền đạt thông tin mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo cấp trên tới các bộ phận để thực hiện.

(ii) Chứng từ chấp hành: Là chứng từ thể hiện được việc đã hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế nhất định trong thực tế.

(iii) Chứng từ thủ tục: Là chứng từ phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ, thông tin liên quan đến đối tượng của kế toán, để tạo điều kiện cho việc ghi sổ sách kế toán và đối chiếu tài liệu kèm theo được thuận lợi.

(iv) Chứng từ liên hợp: Là chứng từ mang đặc điểm kết hợp giữa chứng từ chấp hành với chứng từ thủ tục hoặc kết hợp các loại chứng từ với nhau.

Thứ hai, căn cứ vào cách thức lập ra chứng từ

(i) Chứng từ nhiều lần: Chứng từ này là để ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế được thực hiện diễn ra nhiều lần. Sau mỗi lần lập chứng từ, sẽ cộng dồn các giá trị được thể hiện trong chứng từ đó cho đến giới hạn đã xác định và chuyển và ghi vào sổ kế toán.

(ii) Chứng từ một lần: Những nghiệp vụ kinh tế chỉ thực hiện một lần sẽ được ghi nhận và sau đó sẽ chuyển luôn vào sổ kế toán.

Thứ ba, căn cứ vào trình tự lập ra chứng từ

(i) Chứng từ gốc: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã được hoàn thành thì chứng từ sẽ được lập trực tiếp.

(ii) Chứng từ tổng hợp: Là tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm giảm nhẹ các công tác kế toán và tạo thuận lợi cho việc ghi vào sổ sách.

Thứ tư, căn cứ vào hình thức thể hiện của chứng từ

(i) Chứng từ điện tử: Là chứng từ được thực hiện bằng dữ liệu điện tử và được mã hóa riêng. Khi truyền qua mạng hoặc những vật chứa thông tin như bảng từ, thẻ thanh toán online,… thì chứng từ điện tử sẽ không bị thay đổi.

(ii) Chứng từ giấy: Là chứng từ được ghi bằng giấy (bản cứng) chứng minh nghiệp vụ kinh tế hoàn thành hay có phát sinh mà không cần ghi dưới dạng dữ liệu điện tử.

Ngoài ra, chứng từ còn được phân loại dựa trên công dụng khác nhau như cho việc lập báo báo tài chính, hoàn thiện quyết toán thuế; phân theo nghiệp vụ kế toán như nghiệp vụ lương, mua bán hàng hóa,...

Xem thêm các bài viết về kế toán doanh nghiệp tại luật doanh nghiệp.

Quy trình kế toán doanh nghiệp

Quy trình kế toán doanh nghiệp được thực hiện qua những bước sau:

Bước 1: Tổng hợp

kế toán doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các công việc, hoạt động sản xuất hàng ngày xảy ra tại doanh nghiệp sẽ được kế toán thu thập, tổng hợp lại từ các phòng ban khác nhau.

Ví dụ: kế toán doanh nghiệp thương mại cần tổng hợp các giấy tờ, hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu,... hàng ngày từ các phòng ban 

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc sau khi tổng hợp được

Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp

Kế toán lập các chứng từ gốc để phản ánh những nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Những chứng từ gốc này được sắp xếp hợp lý, kiểm tra nhằm giúp cho việc rà soát một cách dễ dàng.

Bước 3: Ghi vào sổ kế toán

kế toán doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kế toán doanh nghiệp sẽ bắt đầu ghi chép, nhập liệu chứng từ vào sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết,... 

Bước 4: Thực hiện bút toán cuối kỳ và kết chuyển

kế toán doanh nghiệp

Vào thời điểm kết thúc cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp phải thực hiện các bút toán điều chỉnh để từ đó kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí nhằm xác định được số dư. Khi thực hiện xong các bút toán cần khóa sổ.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Lập các bảng cân đối phát sinh được lập dựa trên phân loại từng khoản mục cụ thể để xem những biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ. Sau đó, kết hợp với các sổ sách khác lập báo cáo tài chính.

Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

kế toán doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đây là bước quan trọng nhất vì gồm nhiều hoạt động phức tạp. Và cần phải lập 4 mẫu báo cáo chính: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Xử lý vi phạm trong công tác kế toán doanh nghiệp

Nếu có những sai phạm trong công tác kế toán doanh nghiệp thì có thể bị xử phạt hành chính nếu thuộc các loại vi phạm sau:

(i) Vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán như vi phạm chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ,... sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

(ii) Vi phạm quy định về chứng từ kế toán như tẩy xóa, sửa chữa, ký không đúng thẩm quyền, ký sai chỗ, chữ ký không thống nhất,... sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

(iii) Vi phạm quy định về sổ kế toán như mẫu sổ không đúng, không đẩy đủ; không khóa sổ; thiếu chữ ký, đóng dấu; ... sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định những vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính; nộp và công khai báo cáo tài chính; sao chụp, niêm phong tài liệu kế toán; kiểm tra kế toán,... sẽ có xử lý bằng cách cảnh cáo hoặc phạt tiền cho từng loại vi phạm được quy định cụ thể tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Trong trường hợp cán bộ kế toán doanh nghiệp có những vi phạm nghiêm trong thì có thể bị xử lý hình sự tùy từng tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Một số câu hỏi về kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp xây lắp là gì?

Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và tư liệu lao động để sản xuất ra các vật tư dùng trong việc xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước.

Kế toán doanh nghiệp xây lắp là quá trình thu nhập, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế trong việc sản xuất các vật tư xây lắp cho cấp trên.

Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp sản xuất

Có bắt buộc phải có bộ phận kế toán doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp không bắt buộc có bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kế toán giúp công ty. 

Kế toán doanh nghiệp lương bao nhiêu?

Kế toán vẫn là một trong những ngành có sức hút trên thị trường lao động nên thu nhập của kế toán cũng cạnh trạnh như với kế toán ít kinh nghiệp thì mức lương từ 6-8 triệu; kế toán có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên thì mức lương từ 10 đến 30 triệu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.39355 sec| 1063.094 kb