Giấy ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc hoặc người khác

Bởi Phạm Nhật Thăng - 24/07/2021
view 4026
comment-forum-solid 0
Nhiều doanh nghiệp, giám đốc sẽ uỷ quyền lại cho phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc những người khác thay mặt mình giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách khi giám đốc đi vắng. Câu hỏi đặt ra: Giấy ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc được sử dụng như thế nào, có hạn chế gì, cần những yêu cầu gì?

1- Giấy uỷ quyền là gì

Không phải lúc nào giám đốc cũng có mặt ở công ty mà thực hiện tất cả những quyền hạn được quy định trong Quy chế công ty. Do đó, giám đốc công ty thường sẽ lập giấy uỷ quyền cho những người khác thay mặt mình quyết định những vấn đề mang tính cấp bách để tránh gây thiệt hại cho công ty mỗi khi không có giám đốc. Thường thì, giám đốc công ty sẽ uỷ quyền lại cho phó giám đốc thường trực hoặc kế toán trưởng của công ty và đặc thù tính chất công việc. Giấy ủy quyền hiện nay được sử dụng khá nhiều, nhất là trong các doanh nghiệp.

Uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

2- Nội dung giấy ủy quyền

Pháp luật không có quy định về mẫu giấy ủy quyền cụ thể. Do đó, khi lập giấy các doanh nghiệp có thể tự lập ủy quyền, miễn là không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, khi soạn thảo giấy ủy quyền, doanh nghiệp cần lưu ý các thông tin quan trọng:

- Thông tin của bên ủy quyền và của bên được ủy quyền bao gồm họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân ngày cấp và nơi cấp;

- Nội dung được ủy quyền, trong phần này cần nêu cụ thể về nội dung công việc ủy quyền, thời hạn ủy quyền có ghi rõ là giấy ủy quyền có giá trị từ ngày…tháng..năm đến ngày…tháng…năm, cần thỏa thuận rõ về phạm vi ủy quyền.

- Bên ủy quyền, bên được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Mẫy giấy ủy quyền của giám đốc công ty cho phó giám đốc công ty

Giám đốc công ty (người đại diện theo pháp luật) không phải lúc nào người điều hành công ty cũng luôn ở công ty vì vậy họ có thể ủy quyền cho phó giám đốc, kế toán, hoặc người khác trong công ty để đảm bảo công việc không bị giáng đoạn.

Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc công ty cho phó giám đốc, quý vị có thể tham khảo: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY UỶ QUYỀN CHO PHÓ GIÁM ĐỐC

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;

- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020  

- Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty …..;

- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty …;

- Căn cứ Quyết định số …… ngày ..…/..…/….. của Tổng Giám đốc/Giám đốc Công ty … về việc phân công, ủy quyền cho …;

NGƯỜI UỶ QUYỀN:

Ông/bà:…

Chức vụ: Giám đốc

CCCD số: …...... ngày cấp ... nơi cấp …

NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:

Ông/bà….

Chức vụ: Phó giám đốc

CCCD số: …...... ngày cấp ... nơi cấp …

Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người ủy quyền thực hiện các công việc sau:

Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà … thực hiện những công việc như sau:

Được quyền quyết định và ký những văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Công ty … thuộc thẩm quyền quản lý của ông/bà

Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ đối với các dịch vụ …

Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của … theo quy định của Quy chế.

Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng … cho Công ty sau khi đã được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.

Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ...... được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.

Điều 2: Thù lao uỷ quyền: không. 

Điều 3: Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi ông/bà ...... có quyết định thay thế hoặc bị cách chức, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.

Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản.

Điều 4: Ông/ Bà …... và các bộ phận liên quan của Công ty ...… có trách nhiệm thi hành Giấy uỷ quyền này

 

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Giấy ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc hoặc người khác được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Giấy ủy quyền của giám đốc cho phó giám đốc hoặc người khác có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư doanh nghiệp, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22808 sec| 985.617 kb