Nội dung bài viết [Ẩn]
Tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra (sau đây gọi là dịch Covid-19) không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, mà nó còn có khả năng gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) Việt Nam bắt đầu gặp những khó khăn và nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Luật Phá sản năm 2014 quy định điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đây là điều kiện phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong điều kiện, tình hình các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, do hậu quả của dịch bệnh Covid-19 gây ra, việc mất khả năng thanh toán và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là điều tất nhiên.
Luật Phá sản năm 2014 đã chưa dự liệu được các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động và khả năng tài chính của chủ thể kinh doanh khi xảy ra các tình huống đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian không dài kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp, hợp tác xã nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ.
Với tinh thần quy định của Luật Phá sản năm 2014, nếu người có quyền nộp đơn không nộp đơn thì người có nghĩa vụ vẫn phải nộp đơn. Vì thế, khả năng các doanh nghiệp phải chịu thêm áp lực, chấp nhận để doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là rất cao. Việc nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản hàng loạt sẽ khiến Tòa án nhân dân khó tránh khỏi tình trạng quá tải không chỉ để giải quyết các vụ việc phá sản mà các cơ quan tư pháp còn phải thực hiện giải quyết các vụ án, vụ việc bị tồn đọng do phải thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế hậu quả lây lan của dịch bệnh.
Rõ ràng, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong hoàn cảnh này về mặt pháp lý không sai nhưng nó đã không thể hiện mục đích và tính nhân văn, hợp lý của pháp luật, không phản ánh đúng bản chất của pháp luật về phá sản.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Luật Phá sản năm 2014 quy định thẩm quyền giải quyết phá sản cấp tỉnh trong 4 trường hợp và được toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền giải quyết phá sản trong trường hợp “doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau” vẫn còn bỏ ngỏ. Trên thực tế, các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay không kinh doanh bất động sản đều có thể có tài sản là các bất động sản ở những địa phương khác nhau. Theo đó, việc xác định thẩm quyền của tòa án trong trường hợp này trên thực tế gặp khó khăn.
Thêm vào đó, khoản 4 Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP có quy định về giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp có sự thay đổi thẩm quyền tòa án nhân dân do phát sinh các điều kiện làm cho vụ việc phá sản từ cấp huyện thuộc cấp tỉnh.
So với cổ đông chiếm cổ phần lớn công ty cổ phần và thành viên hợp tác xã thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không có quyền này. Như vậy, nếu thành viên chiếm vốn chi phối của công ty nhận thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì cũng không có quyền nộp đơn mà chỉ trông chờ vào người đại diện theo pháp luật hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên nộp đơn với tư cách là người có nghĩa vụ. Điều này phần nào gây bất lợi cho thành viên, bởi nếu tình hình kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của thành viên đó.
Luật Phá sản năm 2014 quy định về quyền đề nghị được thương lượng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ để được rút đơn. Điều này đồng nghĩa với việc Tòa án phải luôn chấp nhận cho sự yêu cầu được thương lượng của các bên, nhưng có phải trong mọi trường hợp, thỏa thuận rút đơn đều được chấp nhận hay không.
Một trong những yêu cầu để xem đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là hợp lệ đó là kèm theo đơn phải có chứng cứ chứng minh các khoản nợ đến hạn. Hay nói đúng hơn, chủ nợ phải chứng minh được doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Thực tế, để chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các khoản nợ không phải xuất phát từ các hợp đồng vay, mượn về tài chính mà xuất phát từ khả năng thực hiện thanh toán các hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm