Người yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT không phân biệt theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hay quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, phải thực hiện biện pháp bảo đảm tương ứng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Toà án buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện biện pháp bảo đảm.
Người yêu cầu áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định về quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTTbằng các tài liệu, chứng cứ như sau:
Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký:
Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Người yêu cầu áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau:
Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó. Toà án yêu cầu người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải nêu rõ số lượng, chủng loại hàng hoá cần áp dụng BPKCTT, dự kiến, ước tính giá trị hàng hoá đó để xác định giá trị hàng hoá cần áp dụng BPKCTT làm cơ sở cho việc ấn định khoản tiền bảo đảm. Giá trị hàng hoá đó được xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; dựa trên các căn cứ theo thứ tự sau:
Giá niêm yết của hàng hoá xâm phạm;
Giá thực bán của hàng hoá xâm phạm;
Giá thành của hàng hoá xâm phạm (nếu chưa được xuất bán);
Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.
Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác. Chứng từ bảo lãnh có thể là: thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh được xác lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm