Nguồn vốn đầu tư, một số điểm quan trọng cần lưu ý

Bởi Nguyễn Hồng Thuý - 16/02/2021
view 623
comment-forum-solid 0

Khi tiến hành dự án công trình hoặc dự án kinh doanh, chủ dự án thường kêu gọi vốn đầu tư. Vốn đầu tư là nguồn vốn dùng để chi trả chi phí hoạt động của dự án đó. Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn vốn đầu tư với vốn điều lệ của một doanh nghiệp.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vốn đầu tư là gì?

Đầu tư vốn là họat động sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi bỏ vào một dự án, mục tiêu kinh doanh nào đó. Theo thời gian, nhà đầu tư hi vọng nguồn tiền đó sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai.

Vốn đầu tư là nguồn tài sản tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nguồn tiền tiết kiệm của dân… được dùng để tái sản xuất xã hội, tạo ra các tiềm lực mới thông qua dự án đầu tư. Nhà đầu tư dùng nguồn vốn đầu tư để chi trả toàn bộ chi phí để thực hiện hoạt động đầu tư, phát triển dự án. Nguồn vốn đầu tư còn được dùng để đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, phục vụ mục đích mở rộng kinh doanh.

Một doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi tiến hành đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư có những đặc điểm gì?

  • Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng tạo nên tăng trưởng, sinh lời cho dự án, doanh nghiệp. Để bắt đầu quá trình sản xuất mới hoặc tái mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp cần có vốn đầu tư. Doanh nghiệp sẽ chuyển hóa vốn đầu tư thành vốn kinh doanh để tiến hành thực hiện quá trình và tạo ra tăng trưởng, sinh lời. Do đó, vốn đầu tư rất quan trọng để phát triển kinh tế và kích thích nhà đầu tư bỏ vốn nhằm sinh lời.
  • Một dự án thường yêu cầu một khoản vốn đầu tư lớn để tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết. Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo máy, nâng cao năng suất,….
  • Doanh nghiệp cần có kế hoạch nguồn vốn đầu tư cụ thể để sử dụng nguồn vốn hợp lí nhất. Sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng lớn mà kém hiệu quả thì sẽ khiến doanh nghiệp gánh nợ nước ngoài chồng chất.
  • Vốn đầu tư của một dự án là toàn bộ số vốn dự kiến để chi trả toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu ban đầu. Doanh nghiệp cần tính đến nhiều yếu tố như lạm phát, trượt giá,…
  • Vốn đầu tư bao gồm hai thành phần chính là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định dùng để mua sắm thiết bị, xây dựng công trình để hình thành tài sản cố định. Vốn lưu động dùng để khai thác sử dụng tài sản cố định của dự án đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Vốn đầu tư được hình thành từ những nguồn nào?

Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính là vốn nước ngoài và vốn trong nước.

Vốn trong nước

Cơ sở vật chất - kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng vốn đầu tư trong nước. Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư trong nước, gồm:

(i) Vốn ngân sách nhà nước: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nước.

(ii) Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Được hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.

(iii) Vốn của tư nhân và của hộ gia đình:Trong xu hướng khuyến khích đầu tư trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn đầu tư từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tư của khu vực Nhà nước.

(iv) Vốn đầu tư của tư nhân hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản lãi cho các cổ đông (đối với công ty cổ phần). Vốn của dân cư là phần thu nhập chưa dùng đến thường được tích luỹ dưới dạng trữ kim, USD hay các bất động sản hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng hoặc ngày công lao động.

Vốn nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.

(i) Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế như: Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA-Viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thương lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Vai trò đầu tư gián tiếp được thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc, philipine những năm sau giải phóng và đối với Việt Nam những năm chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với việc trả giá bằng chính trị và nợ nần chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. Các nước Đông Nam á và NICS Đông á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thương mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn ví có thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn.

(ii) Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường không chỉ đủ lớn để giải quyết dứt diểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư . Tuy nhiên, với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ ( do người đầu tư dem vào góp vốn sử dụng ), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương, ví lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới ; nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguyễn Hồng Thuý

Nguyễn Hồng Thuý

https://luatcongty.vn Nguyễn Hồng Thúy một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Thúy trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Thúy muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.06943 sec| 991.398 kb