Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, gồm những nội dung chủ yếu sau:
Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu còn phải làm rõ các vấn đề sau đây:
Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;
Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);
Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);
Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Cơ chế giải quyết tranh chấp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm