Nội dung bài viết [Ẩn]
Nhãn hiệu và logo có phải là một không và làm cách nào để có thể phân biệt giữa nhãn hiệu và logo? Có rất nhiều cách để phân biệt nhãn hiệu và logo, bài viết sau đây chúng tôi sẽ nêu một số tiêu chí đánh giá sự khác biệt giữa chúng để người đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
Logo là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.
Phải nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp;
Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, “biểu tượng thương hiệu (logo) là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phong chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế.”
Vậy, nói ngắn gọn: Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.
Nó là một công cụ maketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
(i) Logo được xem là một biểu tượng có thể cung cấp cho người tiêu dùng sự nhận biết ngay tức khắc và mạnh mẽ về thương hiệu, công việc kinh doanh cũng như sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
(ii) Logo có sứ mạng miêu tả những giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp theo đuổi. Biết rõ về thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua thương hiệu, để Logo của doanh nghiệp phản ánh rõ thông điệp đó.
Hạn chế trong sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhưng mức độ bảo hộ cao hơn.
Tuy nhiên, nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hay nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Không hạn chế lĩnh vực nhưng mức độ bảo hộ cho bản quyền yếu hơn.
Cũng như nhãn hiệu, phải đăng ký bản quyền logo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận cấp giấy chứng nhận thì mới có giá trị pháp lý.
Như vậy trên đây là một số tiêu chí để phân biệt giữa nhãn hiệu và logo, dựa vào những tiêu chí đó bạn có thể hiểu được và phân biệt được 2 phạm trù này tránh bị nhầm lẫn giữa logo và nhãn hiệu.
Xem thêm: Thủ tục và điều kiện đăng ký độc quyền logo, nhãn hiệu mới nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm