Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.
Xây dựng thang bảng lương thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên theo đúng năng lực. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc thương lượng trả lương cho nhân viên. Vì căn cứ vào thang bảng lương mỗi người lao động sẽ được trả theo đúng quy định và năng lực làm việc của mình. Từ đó, tạo động lực cho người lao động phấn đấu để đạt mức lương cao hơn và năng suất lao động cũng được tăng lên. Thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động trong công ty, giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả.
Người sử dụng lao động đưa ra tiêu chuẩn tiền lương, trên cơ sở đó, tuyển dụng, thuê mướn, thỏa thuận mức lương phù hợp với tính chất công việc, chức vụ, chức danh quy định trong hợp đồng lao động và trả tiền lương cho người lao động. Mức lao động là trung bình, đảm bảo rằng hầu hết người lao động có thể làm việc đó mà không cần kéo dài thời gian làm việc bình thường của họ. Phải được thử nghiệm trước khi phát hành chính thức. Khi xây dựng thang bảng lương, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của đại diện tổ chức nhân viên của nhà máy, doanh nghiệp. Trước khi nộp hồ sơ thủ tục, người sử dụng lao động phải công bố bảng lương tại nơi làm việc.
(i) Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
(ii) Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
(iii) Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Lưu ý: Trước đây Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với người lao động.
Trong khi đó, theo quy định tại thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.
Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:
Mức lương |
Địa bàn áp dụng |
4.420.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I |
3.920.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II |
3.430.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III |
3.070.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV |
Lưu ý: Đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật-công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản quý giá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở phát huy có hiệu quả yếu tố con người. Vì vậy, điều quan tâm nhất của người lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay là làm sao khuyến khích người lao động dùng hết tài năng, trí tuệ để phục vụ doanh nghiệp vì thế người lao động cũng rất quan tâm đến xây dựng thang bảng lương. Đối với người lao động, mối quan tâm đầu tiên của họ là lợi ích kinh tế, và họ coi đó là nguồn động lực quan trọng. Thực tế ở nước ta hiện nay, thu nhập của người lao động còn rất thấp. Vì vậy, đối với người lao động, tiền lương là yếu tố được xem xét hàng đầu khi quyết định làm việc hoặc gia nhập một tổ chức, doanh nghiệp. Tiền lương không chỉ là vấn đề nhạy cảm, liên quan của người lao động mà còn liên quan mật thiết đến mọi doanh nghiệp và toàn xã hội. Tiền lương là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của quốc gia vì vậy xây dựng một bảng lương tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lao động.
Tiền lương không chỉ là vấn đề nhạy cảm, liên quan của người lao động mà còn liên quan mật thiết đến mọi doanh nghiệp và toàn xã hội. Tiền lương là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của quốc gia. Một thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lương quốc gia đồng nghĩa với việc kết quả sản xuất, hoạt động của tất cả các doanh nghiệp sẽ làm thay đổi đời sống và sinh hoạt của hàng triệu người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quá trình hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, công tác tiền lương luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp, và nó đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Kế toán là những người giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xây dựng thang lương, tiền công và hệ thống tiền lương hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang lương và quyết định thang lương. Bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ các ngành nghề. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc. Hoặc là, chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn. Kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Khi xây dựng và áp dụng hệ thống thang bảng lương, các đơn vị kế toán, doanh nghiệp phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư tư vấn, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm