Doanh nghiệp nhà nước - phân biệt doanh nghiệp tư nhân và nhà nước

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 25/06/2021
view 3111
comment-forum-solid 0
Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được tổ chức và quy định theo pháp luật Doanh nghiệp hiện hành, trong đó có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi doanh nghiệp đều mang những đặc điểm cũng như ưu điểm, nhược điểm nhất định. Cần phân biệt hai loại hình doanh nghiệp này để áp dụng đúng những quy định của pháp luật.

1. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ là gì?

Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020.

Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như sau:

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Ngoài ra, tại Điều 89 Luật Doanh nghiệp có dành ra quy định cụ thể rằng doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, thời điểm hiện tại có thể xác định các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2. Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Một số tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân như sau:

Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
Cơ sở pháp lý Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020 Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020
Chủ sở hữu Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng DNNN.   Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);  
Hình thức tồn tại Công ty cổ phần; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên. Công ty cổ phần; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân 
Quy mô doanh nghiệp Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế. Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên  chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Ngành nghề hoạt động kinh doanh Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Theo Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CPkhoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP , một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: Hệ thống truyền tải điện quốc gia; Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân.v..v.. – Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. – Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

 

3. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ

Ưu điểm của doanh nghiệp nhà nước nắm 

(i) Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn.

(ii) Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.

(iii) Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.

(iv) Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm doanh nghiệp vốn nhà nước 

(i) Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án.

(ii) Doanh nghiệp nhà nước nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền  kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

4. Tìm hiểu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Theo nhìn nhận chung, công ty cổ phần là loại hình công ty được ưa chuộng, sở hữu lợi thế dễ dàng huy động vốn. Đối với doanh nghiệp nhà nước, thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần được quy định cụ thể với cơ sở pháp lý tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP: “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

Thứ nhất, công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Công ty TNHH 1 thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên.

Thứ hai, công ty TNHH 1 thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).

- Điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn nhà nước

Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 126/2017/NĐ-CP mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

- Xác định hình thức cổ phần hóa

Loại hình 1: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Loại hình 2: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Loại hình 3: Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Vấn đề chi phí thực hiện cổ phần hoá

Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hoá doanh nghiệp; chi phí kiểm kê, xác định tài sản…;

- Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định;

- Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;

- Các chi phí khác có liên quan.

- Đối tượng mua cổ phần hoá

Đối tượng mua cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gồm 3 đối tượng, cụ thể:

- Nhà đầu tư trong nước;

- Nhà đầu tư nước ngoài;

- Nhà đầu tư chiến lược.

5. Một số câu hỏi về doanh nghiệp của nhà nước

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân không?

Doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã ban hành quy định cụ thể: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ mang tư cách pháp nhân kể từ ngày chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Từ quy định trên, ta có thể kết luận doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân.

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào

Không được phép thực hiện việc đóng góp vốn hoặc tiến hành đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ trường hợp có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản dựa theo quy định ban hành tại Luật Kinh doanh bất động sản), không được thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần tại bất kỳ ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể dựa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi 3: Doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình doanh nghiệp nào

Có hình thức dưới dạng doanh nghiệp một chủ trong trường hợp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest theo luật doanh nghiệp 

[a] Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.74188 sec| 1072.883 kb