Tác phẩm Âm nhạc nói chung và các bài hát nói riêng là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của con người trong cuộc sống. Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn, phấn chấn… Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì âm nhạc cũng phát triển. Các bài hát xuất hiện ngày càng nhiều và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như hình ảnh, băng, đĩa, bản thu âm, bản in phần nhạc và phần lời của bài hát,… Để tránh tình trạng sao chép, lấy cắp ý tưởng của tác giả về bài hát thì tác giả nên đăng ký bản quyền bài hát với Cục Bản quyền tác giả để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, bản quyền bài hát là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Đăng ký bản quyền bài hát là việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc.
Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc như sau:
“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;
Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Lưu ý: Các tài liệu quy định phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị một số thông tin cho việc đăng ký bản quyền bài hát
Để có thể soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu hoặc tác giả cần cung cấp thông tin cần thiết cho việc nộp hồ sơ đăng ký
– Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký ban quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết, chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy của pháp luật hiện hành
– Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến Cục bản quyền tác giả
Sau khi hồ sơ đã được soạn thảo xong, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho bài hát tại cơ quan đăng ký (chi tiết khách hàng có thể tham khảo nội dung bên dưới về địa chỉ nộp đơn đăng ký)
– Bước 4: Theo dõi và liên tục cập nhật tình trạng hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát
Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền cần theo dõi để kịp thời sửa đổi nếu cơ quan nhà nước yêu cầu.
– Bước 5: Nộp lệ phí theo quy định để nhận được giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bài hát;
Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát.
Trong 5 bước trên, bước thứ 2 khiến mọi người gặp khó khăn nhất, lý do là vì mọi người không biết hồ sơ đăng ký bao gồm những gì nên nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người thông tin về một bộ hồ sơ chuẩn chỉnh.
– 100.000 đồng/Giấy chứng nhận.
– Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
– Quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm