Quyền đối với giống cây trồng quy định như thế nào?

Bởi Trần Thu Trà - 27/06/2020
view 299
comment-forum-solid 0

Quyền đối với giống cây trồng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam đã quy định một phần riêng về đối tượng này. Vậy, quyền đối với giống cây trồng là gì?

Quyền đối với giống cây trồng Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Quyền đối với giống cây trồng là gì?

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Như vậy, quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm. Cụ thể gồm hai quyền chính là quyền tác giả và quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng.

Quyền của tác giả giống cây trồng

Theo quy định của pháp luật, tác giả giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới. Trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì họ chính là đồng tác giả. Do đó, họ có các quyền sau: (i) Quyền được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;

(ii) Quyền được nhận thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật (được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009).

Quyền của chủ Bằng bảo hộ

Chủ bằng bảo hộ có các quyền sau:

(i) Quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ. Bao gồm: Sản xuất hoặc nhân giống; Chế biến nhằm mục đích nhân giống; Chào hàng; Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; Xuất khẩu; Nhập khẩu; Lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.

Hơn nữa, quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ - trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.

(ii) Quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng. Chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009. Cụ thể, các hành vi xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ sau:

  • Hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.
  • Hành vi sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
  •  Hành vi sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật sở hữu trí tuệ về quyền tạm thời đối với giống cây trồng.

(iii) Chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng còn có quyền để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Việc mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ

Quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng đối với giống cây trồng sau:

(i) Giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.

(ii) Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc từ giống được bảo hộ nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng chủ yếu thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;

(iii) Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;

(iv) Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.

Xem thêm: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Trần Thu Trà

Trần Thu Trà

https://luatcongty.vn Trần Thu Trà là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Trà trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Trà muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.42153 sec| 983.961 kb