Nội dung bài viết [Ẩn]
Để hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản cần xác định pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được hoàn thiện trong mối liên hệ với cả hệ thống pháp luật. Bởi tính thống nhất của hệ thống pháp luật là yêu cầu nội tại và bắt buộc của mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khắc phục bất cập của BLDS năm 2005 về việc chỉ cho phép một người được thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình. Quy định như vậy là công nhận việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ ba một cách chính thống, thể hiện nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Trước đây đối với một tài sản, một người chỉ dùng bảo đảm cho nghĩa vụ của minh còn giờ đây, người đó có thể khai thác giá trị của tài sản một cách tối đa, tùy ý và đa dạng - tự nguyện đem tài sản của mình đi thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho một người khác.
Sự không thống nhất và nhầm lẫn trong cách hiểu về quan hệ “bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất” hay là “thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác” là do quy định của pháp luật đã không phản ánh đúng bản chất pháp lý của mối quan hệ đảm bảo.
Đối với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay thì quy định về hình thức giao dịch dân sự vẫn là cần thiết. Tuy nhiên, cần có sự thay đổi để phù hợp với nguyên tắc tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng của các bên chủ thể. Khi các bên đã hoàn toàn nhất trí thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng thì hai bên và tất cả mọi người phải tôn trọng các thỏa thuận đó. Đối với một số hợp đồng có quy định các điều kiện về hình thức, có thể suy đoán rằng, nếu các bên chưa hoàn thành các điều kiện đó thì có nghĩa là các bên chưa hoàn toàn thể hiện ý chí cam kết của mình với hợp đồng và hợp đồng chưa có hiệu lực. Lúc này, cần xem xét việc thực hiện hợp đồng trên thực tế
Đối với một số hợp đồng thế chấp nhất định có quy định bắt buộc phải đăng ký mới được coi là hợp pháp. Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm đáp ứng về mặt hình thức của hợp đồng, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, không ảnh hưởng đến mặt nội dung của hợp đồng mà bản chất là sự thỏa thuận của các bên đã được hình thành từ trước thời điểm đăng ký. Không có việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì các bên vẫn đã thống nhất ý chí với nhau, đã và đang thực hiện nghĩa vụ với nhau. Điều đó có nghĩa là, dù có đăng ký giao dịch bảo đảm hay không thì khi đến hạn mà bên thực hiện nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên có quyền vẫn có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của mình theo như hợp đồng thế chấp đã ký kết.
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng. Vì thế quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phương thức xử lý tài sản đảm bảo là điểm mấu chốt để đảm bảo tính công khai, khách quan của việc xử lý tài sản. Tuy nhiên, thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm của TCTD vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật như sau: Một là, phải quy định rõ các đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm. Đó là các quyền đeo đuổi tài sản, quyền ưu tiên lấy nợ trên tài sản của bất kì một chủ nợ nào. Các bên sẽ tự do thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm nếu không đạt được thỏa thuận, quyền xử lý sẽ thuộc về chủ nợ. Pháp luật cần tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD xử lý tài sản, ví dụ như quy định về việc thực hiện phương thức bán, chuyển nhượng tài sản của TCTD để thu hồi nợ.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm