Mã số thuế doanh nghiệp và thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 25/07/2021
view 259
comment-forum-solid 0
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thủ tục đăng kí mã số thuế doanh nghiệp? Trình tự đăng ký mã số thuế doanh nghiệp được thực hiện ra sao? Cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới của Luật Everest. đăng ký mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế doanh nghiệp (mã số thuế DN) là một dãy gồm các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất, được tạo mở bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số thuế được cấp cho doanh nghiệp vào thời điểm thành lập doanh nghiệp và được khi trên giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số nhất định và duy nhất. Mã số thuế doanh nghiệp được sử dụng nhằm giúp cơ quan quản lý Thuế của cơ quan Thuế có thể xác định được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, quản lý doanh thu hay thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp,… Mã số thuế doanh nghiệp có thể xác định được từng chủ thể nộp thuế doanh nghiệp và được cơ quan chi cục Thuế quản lý trong phạm vi cả nước.

Đăng ký thuế và người nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế doanh nghiệp) sẽ là các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.
  • Các đối tượng thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp thuế thu nhập đối với phần thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong và cả ở ngoài Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài mà có sơ sở thường trú tại Việt Nam thì phải nộp thuế đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh ở ngoài Việt Nam có liên quan đến các hoạt động của cơ sở thường trú đó và khoản thu nhập chịu thuế phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam. 
  • Còn đối với các doanh nghiệp nước mà ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì phải nộp thuế đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Cấu trúc của mã số thuế doanh nghiệp

Mã số thuế doanh nghiệp (mst doanh nghiệp) có cấu trúc là một dãy số và nó được chia thành các nhóm như sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13. Trong đó thì:
  • Hai chữ số đầu N1N2 sẽ là số phân khoảng tỉnh cấp mst được quy định theo danh mục mã phân khoảng tỉnh.
  • Bảy chữ số gồm N3N4N5N6N7N8N9 sẽ được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999.
  • Chữ số N10 là chữ số để kiểm tra.
  • Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.
  • Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính.

Thời hạn bắt buộc đăng ký mã số thuế doanh nghiệp

Trong thời hạn trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định mà doanh nghiệp không thực hiện, không chấp hành đăng ký mã số thuế đúng theo yêu cầu, thủ tục đăng ký thì phải tự chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý Thuế và bị thu hồi giấy phép Đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp (tổng cục thuế quản lý)

Doanh nghiệp đăng ký mst thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau:  – Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê khai kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế gồm 13 chữ số đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo. – Bản sao GCN Đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp (không yêu cầu chứng thực). – Các bảng kê khai kèm theo (nếu có) bao gồm:
  • Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01.
  • Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02.
  • Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản. – Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với các hồ sơ đăng ký mã số thuế được nộp trực tiếp tại Cục Thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung do lỗi của chủ thể kê khai thuế).

Trình tự đăng ký mã số thuế doanh nghiệp ?

Bước 1 : 

 hồ sơ đăng kí mã số thuế doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư thì chủ thể nộp thuế phải chuẩn bị đầu đủ hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để gửi cho cơ quan Thuế để trình lên cơ quan Thuế hoàn tất thủ tục đăng ký mã số thuế.  Bước 2 : thời hạn đăng ký mã số thuế doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cho cơ quan quản lý Thuế tại Cục Thuế hoặc gửi thông qua đường bưu điện hoặc qua phần mềm HTKK (bản quyền) của tổng cục thuế theo quy định. Ngoài ra còn sử dụng được phần mềm hóa đơn điện tử. Để biết thêm chi tiết về việc đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, vui lòng xem thêm bài viết:

Doanh nghiệp có được thay đổi mã số thuế không?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp ?

Một số lưu ý khi sử dụng mã số thuế

Trong quá trình sử dụng mã số thuế doanh nghiệp phải lưu ý những điều sau: + Ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. + Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác. + Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác phải thông báo cho thuế để cơ quan thuế quản lý nắm tình hình hoạt động và không khóa MST doanh nghiệp. Vì khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc ko nộp tờ khai quá lâu. Thì doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được.

Một số câu hỏi khác về mã số thuế

Có những loại mã số thuế nào

Mã số thuế doanh nghiệp:

Mã số thuế doanh nghiệp hay còn gọi là mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan quản lý cấp cho doanh nghiệp, công ty khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm mã số thuế của công ty, doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Mã số thuế cá nhân:

Mã số thuế cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế với nhà nước. Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền công, tiền lương, chuyển nhượng bất động sản, được tặng cho bất động sản, trúng thưởng, trúng xổ số,…

Mã số thuế người phụ thuộc:

Mã số thuế của người phụ thuộc là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho các cá nhân mà cá nhân nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, có cùng huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân, bao gồm: con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng), cha mẹ (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng,…), vợ hoặc chồng, ông bà, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…

Cơ quan nào cấp mã số thuế cho doanh nghiệp?

Mã số thuế sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế cấp tùy vào từng trường hợp cụ thể. Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tiến hành cấp. Cục thuế tỉnh hay Chi cục thuế quận huyện sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phân cấp quản lý tại tỉnh thành đó, địa điểm đặt trụ sở,…

Tra cứu mã số thuế Doanh nghiệp ở đâu?

Tra cứu mã số thuế Doanh nghiệp trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể truy cập vào đường link sau đây để tra cứu: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
 
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18880 sec| 1035.602 kb