Thuế, lệ phí là khoản tiền công quỹ mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, thường là khoảng cuối tháng 3 hàng năm phải quyết toán toàn bộ với cơ quan thuế. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nằm trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ chức năng, vai trò của một sắc thuế. Trong bài viết này, xin giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về thuế thu nhập.
Thứ nhất: thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Thuế là công cụ chủ yếu, nhờ có thuế mà đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai: thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đắc lực giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô tới hoạt động kinh tế, xã hội. Với vai trò điều tiết thu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Thứ ba: thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh. Dần tiến tới thu hẹp khoảng cách và sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.
Theo quy định pháp luật, những đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp). Bao gồm các đối tượng:
Nhóm 1: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung;
Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trên các lĩnh vực;
Nhóm 3: Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Nhóm 4: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
Nhóm 5: Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Nhóm 6: Các tổ chức khác ngoài các tổ chức nói trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp= [Thu nhập tính thuế – (Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ)] x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó: Thu nhập tính thuế trong ký tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế trừ đi phần thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Khoản lỗ kêt chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế trong ký tính thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của doanh nghiệp
Theo quy định, doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục nhưng không qua 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng. Với mỗi trường hợp mà cách tính Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định khác nhau.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(i) Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
(ii) Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đề thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Để tìm hiểu về các đối tượng ngoại trừ của thuế giá trị gia tăng, mời xem thêm: Trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng
Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ ràng rằng: để tính được thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.
(i) Đầu tiên là đối với phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
(ii) Và tiếp theo là đối với phương pháp khấu trừ thuế
Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc loại thuế gián thu và mức thuế thu thường rất cao nên có khả năng tác động tới việc sử dụng thu nhập vào tiêu dùng của dân cư.
Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở kinh doanh sản xuất mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
(i) Hàng hóa
(ii) Dịch vụ:
Thuế tiêu thụ đặc biệt không phức tạp nhưng nó là loại thuế không phổ biến, chỉ có ở 1 số ngành nghề nên không nhiều người biết. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào đơn giản, cho kết quả nhanh và chính xác nhất, là điều mà rất nhiều kế toán viên muốn biết:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế thu nhập đặc biệt x Thuế suất thuế thu nhập đặc biệt
Trong đó giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để tìm hiểu về giá tính thuế thu nhập đặc biệt, mời xem thêm Tại đây
Thuế xuất nhập khẩu Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.
Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là gì? Chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa, bao gồm các nhóm sau:
(i) Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
(ii) Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
(iii) Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
(iv) Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
(v) Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.
(i) Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.
(ii) Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp được miễn, gồm:
(i) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
(iii) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(iv) Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
(v) Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(vi) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên.
(vii) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mức thu lệ phí môn bài được quy định cụ thể trong Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP về Lệ phí môn bài, mức thu sẽ có sự khác nhau giữa các loại hình kinh doanh (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) và quy mô vốn, doanh thu trong cùng một nhóm loại hình kinh doanh.
Để tìm hiểu cụ thể về mức thu lệ phí môn bài, mời quý vị xem tại: Lệ phí môn bài, một số điểm quan trọng cần lưu ý
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm