Thương mại là một trong những thị trường đang chiếm lĩnh khá cao trong nền kinh tế trong và ngoài nước. Song hành với việc nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà thì không thể nào ngừng thúc đẩy quá trình quan hệ với các quốc gia khác. Do đó, ngày càng phát sinh các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài nhiều hơn. Vì là thương mại có yếu tố nước ngoài cho nên quá trình giải quyết cũng như những đặc thù riêng không giống với những thương mại khác. Vậy tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là gì? Hãy cùng công ty TNHH Luật Everest tìm hiểu!
Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là gì? Trước tiên, "Tranh chấp" là gì? Tranh chấp là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Do đó, Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa các thương nhân nước ngoài với nhau trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại (hay còn được gọi là hoạt động thương mại quốc tế) liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của nhau.
Trong quá trình cả hai bên ký hợp đồng thương mại, khi xảy ra tranh chấp thì:
Trường hợp 1: Trong hợp đồng, nếu như các bên có thỏa thuận về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì sẽ áp dụng điều khoản như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể:
(i) Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thỏa thuận Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp thì bạn làm đơn khởi kiện đến trọng tài thương mại để yêu cầu giải quyết.
(ii) Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thỏa thuận Tòa án giải quyết tranh chấp thì bạn làm đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Vậy Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do đó, những tranh chấp được quy định tại Điều 35 của Bộ luật này quy định mà có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Vì vậy, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp 2: Trong hợp đồng, nếu như các bên không thỏa thuận về cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì theo quy định Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
"Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài."
Nếu như các bên không thỏa thuận về cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp.
Xem ngay: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại
Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà các chủ thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác nhau:
Thương lượng (hay còn được gọi là đàm phán) là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính tự phát giữa các thương nhân với nhau, không mang tính chất ràng buộc bởi quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, nó có những hạn chế nhất định như:
(i) Kết quả không được mang tính bắt buộc và cưỡng chế thi hành.
(ii) Quá trình thương lượng (hay còn được gọi là quá trình đàm phán trực tiếp) không có sự can thiệp bởi pháp luật.
(iii) Tạo cơ hội thương lượng trở thành một kế hoãn binh, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.
Nếu quá trình Thương lượng giữa các bên không có kết quả thì các thương nhân có thể lựa chọn biện pháp Hòa giải để giải quyết tranh chấp. Việc này giúp cho các thương nhân giữ được mối quan hệ hữu nghị với nhau, không dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu.
Tòa án là lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục tư pháp, kết quả dựa trên sự phán quyết mang tính bắt buộc và giá trị cưỡng chế do Nhà nước quy định.
Trọng tài thương mại được xem bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt những mâu thuẩn, xung đột bằng biện pháp đưa ra những phán quyết theo quy định của pháp luật thi hành bắt buộc các chủ thể phải thi hành. Và hầu hết những tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết bằng phướng thức này.
Tìm hiểu thêm: Luật công ty - kiến thức thương mại và doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm