Khi mà các nền kinh tế đang ngày càng phát triển và sự toàn cầu hóa đang dần trở thành xu thế chung thì các doanh nghiệp càng trở nên quan tâm hơn bao giờ hết hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không phải bất doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu hết về các khía cạnh của hoạt động vẫn còn đang rất mới mẻ này. Vì vậy, bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về xúc tiến thương mại quốc tế mới nhất hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trước khi tìm hiểu xúc tiến thương mại quốc tế là gì, thì chúng ta cần phải tìm hiểu xúc tiến thương mại là gì. Theo Khoản 9, Điều 3 của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa rằng: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ cũng như hội chợ và triển lãm thương mại”. Như vậy, theo cách hiểu trên thì xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện đề thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư của thương nhân đó đến với khách hàng tiềm năng.
Dựa vào khái niệm của xúc tiến thương mại, ta có thể hiểu xúc tiến thương mại quốc tế cũng bao gồm những hoạt động tương tự như xúc tiến thương mại tại môi trường quốc tế.
Khi nhắc đến hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế thì rất nhiều người cho rằng hoạt động này chỉ chú trọng vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu xem xét theo góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế thì ngoài hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì xúc tiến thương mại quốc tế còn bao gồm các hình thức: xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến đầu tư.
(i) Hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Hiện nay, khi mà thị trường trong nước đang dần bị thu hẹp lại vì nhu cầu sụt giảm, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp trong nước cũng như quốc tế thì không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới đều tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hoạt động xuất khẩu, bởi vì đây không chỉ là một trong những bộ phận quan trọng, mà còn là nổi bật nhất của hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Bằng việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định thị trường trọng tâm từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra bên ngoài.
Xúc tiến xuất khẩu sẽ bao gồm các hoạt động chính như sau:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin về thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng, cụ thể và chính xác nhất.
+ Tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài. Tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
+ Giới thiệu các sản phẩm tryền thống, nổi bật đến với đối tác nước ngoài.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục xuất khẩu một cách đơn giản và nhanh chóng…
Ngoài ra, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài, hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiện nay còn hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng chiến lược marketing thích hợp.
(ii) Hoạt động xúc tiến nhập khẩu
Xúc tiến nhập khẩu là các hoạt động tìm hiểu về các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà ở nước sở tại cũng như quốc gia xuất khẩu. Từ đó giúp cho các nhà nhập khẩu có thể so sánh, đối chiếu các sản phẩm và dịch vụ đang khan hiếm nguồn cung do các nhà cung cấp trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất mà không đáp ứng đủ các nhu cầu của người tiêu dùng với các nguồn cung nước ngoài khác. Ví dụ như về chất lượng, giá thành, những điều kiện thương mại khác như bảo hiểm, vận chuyển, thanh toán… Giữa các nhà cung cấp khác nhau, thông qua đó tìm được đối tác uy tín và phù hợp.
Việc thực hiện hoạt động xúc tiến nhập khẩu sẽ thúc đẩy lợi ích thương mại giữa các quốc gia với nhau, giúp cân bằng cán cân thanh toán và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong nước.
(iii) Xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư là một hoạt động nhằm cung cấp các thông tin về các thị trường tiềm năng. Các đối tác, bạn hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giải quyết các vấn để về thủ tục đầu tư, đặc điểm môi trường đầu tư… Các thông tin công khai và trình bày một cách cụ thể giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận, từ đó thu hút được ngày càng nhiều hơn những nguồn vốn đầu tư vào nước sở tại. Hoặc cũng có thể là giúp đỡ các nhà đầu tư trong nước. Nếu có nhu cầu đầu tư ra thị trường quốc tế.
Xem thêm bài viết về xúc tiền thương mại điện tử.(i) Các hoạt động này nhằm thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế.
(ii) Đẩy mạnh trong quy trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
(iii) Điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(iv) Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế mà ở cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bán hàng. Cập nhật được tốt về những xu hướng cũng như công nghệ của các nước phát triển. Chẳng hạn như: công nghệ, các nguyên vật liệu hay các linh kiện điện tử,.. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc xuất khẩu hàng hóa.
(v) Hỗ trợ nghiên cứu và khảo sát thị trường ở nhiều nước trên thế giới.
(vi) Việc quảng bá thương hiệu ra thị trường thế giới được trú trọng và đẩy mạnh phát triển. Nhằm hỗ trợ cho sự cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới.
Xem thêm các bài viết khác tại Luật thương mại mới nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm