Công ty hợp danh - Lưu ý khi thành lập công ty loại hình hợp danh

view 176
comment-forum-solid 0

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp quy định theo pháp luật doanh nghiệp. Hiện nay số lượng công ti nhất định lựa chọn tổ chức theo mô hình này với những ưu điểm nổi bật. Pháp luật doanh nghiệp đã có những đổi mới gì cần lưu ý khi thành lập công ty loại hình hợp danh mời bạn tham khảo những lưu ý dưới đây.

cong ty hop danh Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công ty hợp danh là gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2020 "Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Pháp luật đã quy định cụ thể đây là doanh nghiệp trong đó có những yếu tố sau:

Yếu tố một, quy định số lượng thành viên, tối thiểu thành viên hợp danh (là cá nhân), là 02 chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Yếu tố hai, là công ty đối nhân, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Yếu tố ba, với thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Để tìm hiểu nhiều thông tin hơn mời bạn tham khảo trang Luật doanh nghiệp Việt Nam

Đặc điểm của công ty

cong ty hop danh Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thứ nhất về số lượng thành viên

Loại hình doanh nghiệp này phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh và thành viên phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Thứ hai về thực hiện góp vốn

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ số vốn đã cam kết trong thời hạn pháp luật quy định tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến những thay đổi không phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba về tài sản

(i) Xuất phát từ góp vốn của các thành viên;

(ii) Tài sản tạo lập được đứng tên công ty;

(iii) Từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh hoặc từ các hoạt động kinh doanh của công ty do; và các tài sản khác của công ty theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư, Đại diện theo pháp luật và điều hành kinh doanh 

Với các hoạt động pháp lý đại diện, nhân danh công ty theo pháp luật sẽ là thành viên hợp danh đồng thời các thành viên này cũng điều hành, nhân danh công ty thực hiện những hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ năm, Về tư cách pháp lý Công ty hợp danh sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập

Hồ sơ bao gồm những mục sau:

ho so cy hop danh Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Mục một, chuẩn bị soạn thảo mẫu đơn đề nghị thành lập công ty hợp danh

Mục hai, Điều lệ công ty hợp danh

Mục ba, Danh sách thành viên công ty và thành viên góp vốn (nếu có)

Mục bốn, kèm theo Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên trong công ty.

Thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp

Bước 3. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 4. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. 

Bước 5: Doanh nghiệp thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

Một số câu hỏi liên quan đến loại hình doanh nghiệp này

Tại sao công ty hợp danh không được chia tách

Vì lý do sau, loại hình công ty này có chế độ sở hữu vốn rất đặc trưng: thành viên hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, sẽ không có sự phân tách nào tài sản công ty và tài sản thành viên hợp danh. Điều đó khiến mất đi sự đồng nhất với đặc điểm về trách nhiệm vô hạn này của doanh nghiệp.

Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?

Câu trả lời là Không, bời vì xuất phát từ đặc điểm về vốn và tính chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh, nên toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Tức là mọi quyền và nghĩa vụ của công ty đều gắn liền với thành viên hợp danh vậy nên không được thuê giám đốc điều hành.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tư cách pháp nhân khi Tổ chức, doanh nghiệp có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”. Theo luật định nó có tư cách pháp nhân sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)

Các công ty hợp danh ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, đây là loại hình được ít doanh nghiệp lựa chọn thành lập công ty vì chủ yếu từ đặc điểm chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. Không như công ty cổ phần, có đặc điểm chịu trách nhiệm hữu hạn với phần vốn góp của các cổ đông, đặc điểm này đã hạn chế rất nhiều về quyền và lợi ích của thành viên hợp danh. Vì vây trên thực tế loại hình này ở Việt Nam có số lượng rất ít.

Mời bạn đọc Xem thêm bài viết Nên thành lập công ty hợp danh hay công ty cổ phần?

Quy định về Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: (i) Định hướng, chiến lược phát triển công ty; (ii) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (iii) Tiếp nhận thêm thành viên mới; (iv) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; (v) Quyết định dự án đầu tư; (vi) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; (vii) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; (viii) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; (ix) Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Quyết định về vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Ưu, nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm (i) chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên giúp dễ dàng tạo uy tín với khách hàng cũng như đối tác kinh doanh (ii) chỉ các thành viên hợp danh trực tiếp quản lý, điều hành nên dễ dàng trong phân chia công việc và quản lý nhân sự. (iii) cơ cấu tổ chức gọn nhẹ phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, gia đình (iv) có lợi thế trong những ngành nghề chỉ dành cho công ty hợp danh. Nhược điểm (i) Chế độ liên đới vô hạn cũng đem lại rủi ro cao với các thành viên hợp danh (ii) việc huy động vốn trở nên khó khăn khi không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (iii) số lượng công ty hợp danh tại Việt Nam là rất hạn chế.

Thành viên hợp danh bị hạn chế quyền?

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số chấp thuận. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.

Thành viên công ty: thành viên hợp danh, thành viên góp vốn có vai trò như thế nào đối với công ty?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.
instaup apk gbwhatsapp apk
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.70101 sec| 1062.922 kb