Công ty hợp danh và công ty cổ phần tuy có những điểm giống nhau nhưng vẫn là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau. Lựa chọn thành lập công ty hợp danh hay công ty cổ phần tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Bài viết dưới đây giúp phân biệt và quyết định thành lập loại hình doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp với mục đích kinh doanh.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Tiêu chí so sánh | Công ty hợp danh | Công ty cổ phần |
Số lượng thành viên | Ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn | Tối thiểu 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa |
Trách nhiệm của thành viên | Thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp. | Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn của mình. |
Vốn công ty | Thành viên phải góp đủ và đúng thời hạn số vốn đã cam kết. Nếu thành viên hợp danh không thực hiện theo đúng cam kết mà gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường thiệt hại, còn thành viên góp vốn vi phạm điều này có thể bị khai trừ ra khỏi công ty. | Vốn điều lệ được tính bằng tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Tại thời điểm đăng ký, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. |
Cơ chế huy động nguồn vốn | Không được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn nên thường dựa vào khoản vay, nhận viện trợ, thêm thành viên,... | Phát hành các loại cổ phần để huy động vốn như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại,... |
Cơ cấu tổ chức | Mô hình cơ cấu tổ chức công ty hợp danh đơn giản hơn, bao gồm Hội đồng thành viên rồi đến Tổng Giám đốc/ Giám đốc | Có hai mô hình cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần:
1. Đại Hội đồng -> Hội đồng quản trị -> Ban Kiểm soát -> Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc
|
Người đại diện theo pháp luật | Người có quyền đại diện theo pháp luật và quản lí điều hành hoạt động hàng ngày của công ty là thành viên hợp danh | Nếu chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc hay Giám đốc. Nếu có hơn một người đại diện thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc hay Giám đốc đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty |
Như vậy, dựa trên sự so sánh điểm khác nhau, cùng với ưu và nhược điểm của công ty hợp danh với công ty cổ phần nói trên, có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho nhu cầu về vốn, quản lí và điều hành hoạt động của doanh nghiệp mà dự định hướng đến.
Xem thêm các bài viết pháp luật tại Luật Doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm