Nội dung bài viết [Ẩn]
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp vô cùng phổ biến hiện này, loại hình doanh nghiệp này cho phép nhiều thành viên của công ty góp vốn cho công ty. Đặc điểm này dẫn đến ưu, nhược điểm gì, dưới đây là 8 quy định đáng chú ý của pháp luật
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định của pháp luật hiện hành, luật doanh nghiệp đã đưa ra những đặc trưng riêng biệt của loại doanh nghiệp này về vốn điều lệ,
Thứ nhất, đặc trưng về vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động vốn thông quá cổ phiếu;
Thứ hai, Về số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không quy định số lượng tối đa, giúp cho các nhà dầu tư góp vốn dễ dàng ;
Thứ ba, cổ đông của doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp;
Thứ tư, trong doanh nghiệp Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật.
Loại hình này có hai đặc điểm nổi bật nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác như sau:
Thứ nhất, Về cổ đông công ty Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty. Về số cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa.
Thứ hai, Về vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty, phần vốn điều lệ này có thể góp trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ nhất, Về trách nhiệm hữu hạn vì vậy khi doanh nghiệp có những khoản nợ thì các cổ đông chỉ chịu rủi ro bằng phần trăm vốn góp của mình.
Thứ hai, Loại doanh nghiệp này có khả năng huy động vốn rất rộng, và có lợi hơn với những ngành nghề với tính chất đối vốn, nên dễ mở rộng phạm vi kinh doanh.
Bên cạnh những ưu điểm trên của công ty cổ phần, vì những đặc điểm trên kiểu doanh nghiệp này có những nhược điểm sau:
Thứ nhất, cùng với ưu điểm không giới hạn số lượng cổ đông nên công ty này rất khó quản lý và điều hành vì số lượng lớn cổ đông.
Thứ hai, bên cạnh việc huy động vốn dễ dàng, quản lý về tài chính, kế toán rất phức tạp
Pháp luật đã quy định cụ thể những văn bản cần phải nộp để hoàn thành hồ sơ thành lập như sau:
Một là, Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty (Theo mẫu Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021TT-BKHĐT).
Hai là, Vốn Điều lệ công ty cổ phần;
Ba là, Danh sách cổ đông sáng lập (Theo mẫu Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021TT-BKHĐT).
Bốn là, Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
Năm là, Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
Sáu là, Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức
Bảy là, Giấy ủy quyền cho Công ty Luật thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Soạn thảo, chuẩn bị tài liệu cần thiết hồ sơ thành lập theo những mục trên
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin và khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty, Kế khai nộp thuế môn bài, chữ ký số, đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử cho công ty
Cơ cấu tổ chức Công ty được quy định chặt chẽ tại Luật doanh nghiệp năm 2020 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc); Trường hợp đối với công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Cổ phần là một phần nhỏ trong vốn điều lệ của công ty, công ty này gồm có những loại cổ phần sau:
Một là, cổ phần phổ thông của những cổ đông phổ thông
Hai là, Ngoài ra còn có cổ phần ưu đãi, Cổ phần ưu đãi được chia thành nhiều loại như sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Thứ nhất, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam
Thứ hai, cổ tức trả bằng cổ phần của công ty
Thứ ba, cổ tức trả bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có những yếu tố sau: Một là, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm hai loại:
Thứ nhất, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tức vốn điều lệ trực tiếp tại nước ngoài.
Thứ hai, Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước khác nhau như thế nào? Mời bạn Xem Thêm
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm