Nhiều người nghe về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước. Chắc hẳn không ít người sẽ nhầm lẫn hai loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đây là hai loại hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau. Cùng chúng tôi đọc bào viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiêp năm 2020 bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Theo quy định, doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp tại Điều 88 là những doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tùy vào việc nhà nước nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ mà doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo hình thức cụ thể được luật quy định.
Doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp được nhà nước điều hành, nắm giữ và đưa ra các chiến lược kinh tế phục vụ cho nhu cầu đất nước hoặc vì một lợi ích cộng đồng nào đó. Do đó mà doanh nghiệp nhà nước phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội nhất định, đối phó lại thất bại của thị trường.
Xem thêm bài viết: Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn nhà nước là các doanh nghiệp do nhà nước đầu tư, góp vốn một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ. Doanh nghiệp có vốn góp nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống. Do đó, ở loại doanh nghiệp nay, nhà nước không nắm giữ cổ phần hay vốn điều lệ chi phối. Nghĩa vụ và quyền của nhà nước trong doanh nghiệp này sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có vốn góp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Vừa nhìn vào hai thuật ngữ, chúng ta có thể dễ dàng nhầm lẫn về hai loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hai loại hình doanh nghiệp này hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.
Thứ nhất, về phần vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ. Đối với doanh nghiệp nhà nước, nhà nước chiếm phần vốn điều lệ chi phối, từ 50% trở lên. Còn với doanh nghiệp có vốn góp nhà nước thì nhà nước nắm giữ ít hơn 50% vốn điều lệ.
Thứ hai, do sự khác nhau về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ nên nghĩa vụ và quyền hạn của nhà nước đối với hai loại hình này cũng sẽ khác nhau. Nhà nước sẽ nắm giữ quyền chi phối, có quyền và nghĩa vụ nhiều hơn ở doanh nghiệp nhà nước và ngược lại. Nhà nước nắm giữ quyền cũng như nghĩa vụ ít hơn ở doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước (công ty nhà nước) được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kinh tế mà nhà nước đặt ra. Gánh vác trách nhiệm xã hội nhất định, vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp có vốn góp nhà nước thường sẽ nghiêng về kinh tế nhiều hơn những vấn đề khác.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn độc giả hiểu hơn về hai thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm