Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở Việt Nam - Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Bởi Huỳnh Thu Hương - 26/09/2021
view 137
comment-forum-solid 0

Chúng ta ắt hẳn từng nghe nhắc đến một lần về doanh nghiệp vốn nhà nước. Nhưng chúng ta lại không biết thủ tục để thành lập cụ thể là như thế nào. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những quy định cũng như là thủ tục thành lập doanh nghiệp này. Thành lập nhà nước cần tuân theo quy định và thủ tục nào, cùng xem nhé!

Quy định theo pháp luật hiện hành về thành lập doanh nghiệp vốn nhà nước

Doanh nghiệp vốn Nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư hoặc góp vốn đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý, thực hiện hoạt động kinh doanh- thương mại hay hoạt động công ích xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính sách xã hội do Nhà nước giao phó, đề ra.

Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, do đó các doanh nghiệp nhà nước có các quyền và trách nhiệm pháp lý dân sự riêng. Có sự độc lập với chủ sở hữu, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh thương mại trong phạm vi góp vốn. Mỗi doanh nghiệp đều có tên gọi riêng để phân biệt về lĩnh vực doanh nghiệp khác, con dấu riêng cũng như là chủ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành. Được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% cổ phần vốn điều lệ theo điểm a khoản 1 Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 thì được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Còn lượng doanh nghiệp có vốn điều lệ do nhà nước giữ 50% theo điểm a khoản 1 Điều 88 Luật này thì được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Những quy định lại Chương IV từ Điều 88 đến Điều 110 theo Luật doanh nghiệp 2020. Trên cở quy định của luật này về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên, miễn trách nhiệm cách chức thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, quy định về giám đốc công ty, tổng giám đốc, phó giám đốc công ty, quy định tiêu chuẩn về giám đốc, tổng giám đốc, những quy định về ban kiểm soát, quy định công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường.

Việc thành lập các doanh nghiệp này không chỉ cần đáp ứng những điều kiện về vốn và lĩnh vực kinh doanh mà còn phải tuân thủ quy định về hồ sơ thành lập và thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Xem thêm bài viết: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước khác nhau như thế nào?

Hồ sơ: 

Hồ sơ thành lập bao gồm những loại giấy tờ sau:

(i) Tờ trình đề nghị thành lập công ty;

(ii) Đề án thành lập mới công ty quy định tại khoản 3 của Điều này;

(iii) Dự thảo Điều lệ của công ty;

(iv) Đơn xin giao đất, thuê đất;

(v) Đơn đề nghị ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư (nếu có).

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay,việc thành lập cần tuân thủ những quy định pháp luật. Dưới đây là trình tự đảm bảo thủ tục thành lập doanh nghiệp vốn nhà nước:

Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, người đề nghị thành lập là thủ trưởng của cơ quan sáng lập như thủ trưởng của các bộ, cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh đề nghị thành lập mới doanh nghiệp.

Người đề nghị sẽ là người đại diện cho Nhà nước đánh giá các lĩnh vực kinh doanh đầu tư hợp lý. Cần phải đạt được hiệu quả kinh tế do nhà nước đề ra. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ đề gửi cho người có thẩm quyền quyết quyết định thành lập

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Công ty Luật TNHH Everest. Hotline: 1900 1698

Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập 

Sau khi hồ sơ được người đề nghị gửi đến người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền xem xét và thẩm định nội dung cũng như hình thức hồ sơ. Cần xem xét những giấy tờ cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp sẽ thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập. Hội đồng thẩm định sẽ đưa ra ý kiến, sau đó chủ tịch hội đồng thẩm định tổng hợp lại những ý kiến đó và đưa ra quyết định có thành lập hay không

Hội đồng thẩm định cần xem xét những nội dung là:

+ Đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Đề án thành lập này phải phù hợp với đường lối, chính sách, về tình hình kinh tế- xã hội của Nhà nước; có độ khả thi và có tính áp dụng cao. Ngoài ra, đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước này cần phải đáp ứng được các tiêu chí khác như các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật hay yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường,…

+ Mức vốn góp điều lệ trong doanh nghiệp. Phần vốn góp điều lệ phải tương ứng với mức độ, với quy mô kinh doanh; với ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Theo pháp luật quy định thì mức vốn góp điều lệ này phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Ngoài ra, số tiền để góp vốn cần phải có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn gốc cũng như mức vốn được cấp.

+ Đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về dự thảo điều lệ.

+ Có sự đồng ý xác nhận công khai và rõ ràng của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về: địa điểm đặt trụ sở, mặt bằng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Hội đồng thẩm định sau khi xem xét kỹ lưỡng các nội dung trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước của chủ thể đề nghị, mỗi người trong hội đồng sẽ phải nêu ý kiến độc lập của mình bằng văn bản và tự chịu trách nhiệm pháp lý về ý kiến đóng góp của mình. Sau đó, chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ tổng hợp các ý kiến của từng thành viên và trình lên người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Bước 3: Quyết định thành lập 

Sau khi hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến thẩm định gửi cho chủ thể có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp. Chủ thể có quyền sẽ đưa ra quyết định thành lập hay không thành lập trong khoản thời gian được quy định. Trong vòng 30 ngày kế từ ngày trình văn bản ý kiến thành lập doanh nghiệp nhà nước, chủ thể có quyền phải đưa ra quyết định bằng văn bản cho người đề nghị thành lập

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập, công ty phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp;

Công ty nhà nước sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh; công ty được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật có liên quan;

Bước 5: Công bố công khai về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước

– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp Nhà nước phải đăng ký trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương, nơimà  doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính trong 5 số báo liên tiếp và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Trường hợp có được sự đồng ý của người ký quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước thì lúc này doanh nghiệp không phải đăng báo và điều đó phải được ghi vào quyết định thành lập doanh nghiệp.

– Nội dung đăng báo bao gồm các thông tin như:

+ Địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp Nhà nước.

+ Các thông tin cơ bản của Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp bao gồm họ và tên, số điện thoại, điện báo, điện tín viễn thông.

+ Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: Số tài khoản ngân hàng, mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập, số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp đó kinh doanh, thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động.

+ Tên của cơ quan ký quyết định thành lập doanh nghiệp; số, ngày ký quyết định.

Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Trên đây là các nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật Việt Nam mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn.     Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Một số doanh nghiệp nhà nước điển hình

Top các doanh nghiệp điển hình như:
  • Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
  • Các tập đoàn tại Việt Nam: Dầu khí, Điện lực, Xăng dầu Việt Nam, Hóa chất…
  • Các công ty Việt Nam: Viễn thông MobiFone, Thuốc lá, Hàng không, Cảng Hàng không, Cà phê, Lương thực miền Nam, Lương thực miền Bắc, Lâm nghiệp, Hàng hải, Đường sắt, Đầu tư phát triển đường cao tốc

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.42585 sec| 1047.703 kb