Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Thứ nhất, về đối tượng hợp đồng
Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng của của hợp đồng cho vay có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang cho bên vay, bên vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay. Khi hết hạn của hợp đồng vay, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.
Thứ hai, về kì hạn của hợp đồng
Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn (xác định, không xác định). Nếu hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì hợp đồng vay tài sản được coi là không có kì hạn. Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho bên vay chuẩn bị tiền hoặc tài sản khi trả, bên cho vay phải báo cho bên vay một thời gian hợp lí để thực hiện hợp đồng. Hết thời gian đó, bên vay buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 469 Bộ luật dân sự năm 2015).
Nếu hợp đồng không có kì hạn thì bên vay có thể thực hiện hợp đồng vào bất cứ thời gian nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng vay có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu của hợp đồng.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn không có lãi suất, thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ khi nào, còn bên cho vay chỉ được đòi tài sản trước thời hạn nếu bên vay đồng ý.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn và có lãi, bên vay phải trả tài sản và lãi đúng thời hạn. Nếu bên vay trả tài sản trước thời hạn thì phải trả toàn bộ lãi theo kì hạn đã thỏa thuận.
Thứ ba, hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân thiết. Đối với với hợp đồng cho vay bằng miệng, khi xảy ra tranh chấp, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho bên vay vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định. Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng vay bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay, các bên nên kí kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền các nhận văn bản đó.
Lãi suất trong hợp đồng vay là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Luất suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay hoặc thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi). Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.
Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ trường hợp luật khác liên quan quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng). Ví dụ: A và B thỏa thuận lãi suất 25%/năm đối với khoản tiền vay là 100.000.000đ trong thời gian 2 năm. Trường hợp này các bên đã thỏa thuận vượt quá lãi suất theo quy định, do đó, phần vượt quá là 5% không có hiệu lực. Mức lãi suất để tính trong trừng hợp này là 20%/năm; Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay.
Ngoài quy định về cách tính lãi suất trong hạn, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Mặt khác, đối với khoản lãi suất chưa trả thì bên vay phải trả lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn hoặc khoản lãi chưa trả tương ứng với thời hạn chậm trả lãi. Đây là một quy định phù hợp với các quy định về nghĩa vụ trả tiền và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ. Quy định này thúc đẩy bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi đúng kì hạn, góp phần lành mạnh hóa thị trường tiền tệ.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm