Nội dung bài viết [Ẩn]
Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh nghiệp là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Bích Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng là các công ty đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa; các công ty dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh...; các công ty chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng hoặc các công ty đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lợi ích của quy trình xác định giá trị doanh nghiệp là khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện.
Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công ty, xác định giá trị doanh nghiệp trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hoá được cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai. Bên cạnh đó, trong các trường hợp cần thiết, sẽ vạch ra các kế hoạch và các kiến nghị chuẩn bị cho các hoạt động tiền và hậu IPO.
Ngoài ra còn chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổ đông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi quy trình này sẽ tạo ra một diễn đàn mở để công ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét xem những cơ cấu này có đồng nhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không.
Định giá doanh nghiệp hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định khó khăn như các hoạt động bán hàng hoặc loại bỏ các hoạt động làm ăn không có lãi hoặc không mang tính mấu chốt, để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao.
Xác định giá trị doanh nghiệp đưa ra những phân tích về hệ thống quản trị và điều hành công ty, đồng thời cung cấp những đánh giá về năng lực đối với một số các vị trí nhân lực chủ chốt
Một dự án Xác định giá trị doanh nghiệp toàn diện và thành công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra những khu vực làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Ngoài lịch sử tài chính, giá trị doanh nghiệp còn được định giá dựa trên:
(i) Dòng tiền tương lai ổn định và có thể dự đoán được: Đây là yếu tố liên quan đến việc dự đoán rủi ro. Rủi ro về dòng tiền tương lai càng thấp thì giá trị doanh nghiệp càng cao.
(ii) Tiềm năng phát triển: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi doanh nghiệp thể hiện được tiềm năng phát triển thực tế của việc kinh doanh và dòng tiền tương lai, giá trị doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao.
(iii) Tài sản vô hình: Tài sản tài chính và hữu hình của doanh nghiệp chỉ thể hiện giá trị bề mặt của doanh nghiệp. Giá trị vô hình mới chính là giá trị thật sự cho việc định giá. Giá trị vô hình có thể là mức độ trung thành của khách hàng, những hợp đồng chiến lược của doanh nghiệp, bí mật kinh doanh, uy tín thương hiệu, đội 1 ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đội ngũ quản lý tài năng, đối tác phân phối tốt, mức độ phát triển thị trường địa lý....
(iv) Tình trạng thực tế cơ sở hạ tầng và máy móc.
(v) Rủi ro: Những rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp bao gồm: Việc kiện tụng liên quan đến doanh nghiệp; Rủi ro hiện hữu hoặc có thể xảy ra liên quan đến môi trường; Các vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê; Các thử thách hoặc khó khăn đối với ngành nghề đang hoạt động.
Ngoài những yếu tố đã nêu trên, có hai yếu tố mà doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý là:
(i) Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng;
(ii) Mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng và với mức giá cao hơn, còn sự trung thành của khách hàng chính là yếu tố bảo đảm nguồn doanh thu ổn định và dự đoán được. Cả hai yếu tố này mang ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp là việc cần thiết trong các trường hợp sau:
(i) Mua bán sáp nhập công ty hoặc khi có cổ đông muốn sang nhượng lại cổ phần.
(ii) Xây dựng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Việc định giá chỉ rõ vị trí doanh nghiệp trên thị trường, làm nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra mục tiêu phát triển dài hạn, cho dù doanh nghiệp có ý định mua bán sáp nhập hay không.
(iii) Báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể thể hiện rõ tài sản vô hình của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được chính xác giá trị doanh nghiệp.
(i) Xây dựng kế hoạch phát triển: Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giá trị doanh nghiệp và thu hút được nhà đầu tư. Kế hoạch phát triển có thể dựa vào một hoặc các yếu tố sau: Phát triển thị trường mới hoặc sản phẩm mới; Chọn phân khúc thị trường có tiềm năng phát triển cao nhất; Xây dựng cơ hội phát triển trong những thị trường có mức sinh lời cao; Xây dựng các liên minh chiến lược hoặc hợp tác đồng tiếp thị với các đối tác khác.
(ii) Xây dựng nguồn doanh thu định kỳ: Ví dụ như hợp đồng dịch vụ có giá trị hàng năm. Nguồn doanh thu dự đoán được định kỳ có giá trị nhiều hơn nguồn doanh thu dự đoán chỉ dựa vào dự đoán đơn thuần.
(iii) Xây dựng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh: Sự thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam thường gây khó khăn trong đàm phán. Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cải tiến quy trình quản trị và báo cáo tài chính, tăng tính minh bạch trong hệ thống báo cáo.
(iv) Cập nhật về công nghệ: Doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý cập nhật kịp thời các công nghệ trong ngành nghề kinh doanh. Thường thì nhà đầu tư không đánh giá cao việc phải tiêu tốn một khoản tiền đáng kể để cập nhật công nghệ cho doanh nghiệp sau khi mua bán hay sáp nhập.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm