Phân tích tài chính và thẩm định đầu tư, cần lưu ý những gì?

view 695
comment-forum-solid 0

Trên quan điểm tài chính và kinh tế, có thể định nghĩa đầu tư là việc bỏ ra nguồn vốn dài hạn để tạo ra một công cuộc kinh doanh tạo ra nguồn thu đủ thu hồi vốn và đem lại lợi nhuận mong muốn (mức lợi nhuận này thường phải cao hơn mức sinh lời an toàn tại thời điểm đầu tư như lãi suất trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng...). Để có thể quyết định đầu tư cần phải dựa trên kết quả phân tích hiệu quả tài chính dự án. Về cơ bản, ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án đã cần phải tiến hành phân tích tài chính điều này sẽ giúp cho nhóm lập dự án chọn lựa những phương án tốt.

  Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: (024) 66 527 527

Việc phân tích tài chính và thẩm định dự án gồm các khía cạnh cơ bản sau:

Mối quan tâm của các bên hữu quan

Về cơ bản, có thể phân biệt hai nhóm nguồn lực khác nhau: Vốn của chủ đầu tư và nguồn tài trợ từ vay các tổ chức tài chính. Những điều kiện đặt ra khi cấp vốn cho dự án phản ảnh mối quan tâm của nhà tài chính, đặc biệt là chi phí cơ hội của vốn và lợi nhuận gia tăng do đó các rủi ro được các bên dự kiến và đánh giá một cách riêng rẽ. Lợi nhuận ròng dự kiến thu được không phải lúc nào cũng chỉ là lợi nhuận từ việc tham gia vào một dự án đầu tư. Một nhà đầu tư có thể dự kiến đợi được thêm lợi nhuận tài chính ở nơi khác do kết quả của việc đầu tư.

Mối quan tâm công cộng

Đối với cơ quan nhà nước, một dự án đầu tư không chỉ nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư mà còn là một bộ phận gắn kết và hoạt động trong cả một hệ thống kinh tế xã hội và sinh thái. Chính quyền rất quan tâm đến khả năng dự án đáp ứng được những nhu cầu và mục tiêu phát triển của hệ thống kinh tế xã hội đó. Do vậy việc phân tích tài chính cần đo lường các quy định khuyến kích và hạn chế của chính quyền đối với hoạt động đầu tư của dự án, và thẩm định những khả năng mà chúng có thể ảnh hưởng đến tính khả thi tài chính của một hoạt động đầu tư.

Tiêu chí cơ bản cho các quyết định đầu tư

Mức lợi tức trên vốn đầu tư là tiêu chí chính cho các quyết định đầu tư. Ngoài ra quyết định đầu tư còn căn cứ vào những tiêu chí sau đây liên quan tới tính khả thi tổng thể của các dự án đầu tư:

  • Liệu có khả năng có bất kỳ mâu thuẫn giữa các mục tiêu của dự án và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính quyền.
  • Chiến lược đề xuất ra phù hợp cho việc đạt được những mục tiêu trên như thế nào; và tại sao lại chọn chiến lược đề xuất này?
  • Thiết kế dự án, bao gồm phạm vi, quan niệm tiếp thị, năng lực, công nghệ và địa điểm sản xuất, phù hợp với chiến lược dự án và sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết ra sao?
  • Dự án có sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả hay không, và liệu có phương án nào khác để sử dụng các đầu vào chủ yếu cần thiết cho dự án một cách tốt hơn không?
  • Dự báo về tổng chi phí đầu tư, sản xuất và tiếp thị có đạt được độ tin cậy chấp nhận được hay không?
  • Tổng chi phí tài chính có nằm trong giới hạn về tài chính do các nguồn vốn có sẵn xác định hay không?
  • Cơ cấu các dòng tiền mặt ra và vào và cơ cấu của thu nhập tiền mặt ròng tương ứng Có đáp ứng được yêu cầu và mong đợi tối thiểu của các nhà đầu tư vào tài chính hay không? .
  • Khả năng cân đối ngoại tệ nếu dự án có nhu cầu sử dụng ngoại tệ?
  • Thu nhập tích lũy chiết khấu và thu nhập hàng năm biến đổi ra sao đối với khung thời gian lập kế hoạch, sai sót trong việc đánh giá số liệu và thiết kế dự án, lạm phát và thay đổi giá cả tương đối và đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh chủ yếu liên can tới những đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, thị trường, các nhà cung ứng và chính sách công cộng?
  • Đã xác định được những biến số chủ yếu? Những rủi ro nào gắn liền với những biến số này, Có những chiến lược nào để xử lý hay kiểm soát những rủi ro này?
  • Hậu quả tài chính của những rủi ro này là gì; Có giải pháp khắc phục nếu xảy ra?

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

Hệ thống kế toán

Các hệ thống kế toán luôn luôn thể hiện khả năng tài chính của một công ty dưới dạng tài sản và các khoản nợ ghi trong một bản kết toán tài sản, các chi phí cần giải trình trong giai đoạn báo cáo, và thu nhập tương ứng trong bản báo cáo thu nhập thuần. Ngoài ra, cũng cần tới hệ thống kế toán để xác định chi phí sản xuất và tiếp thị, việc này không chỉ cần làm báo cáo thu nhập thuần, mà còn cần để lập kế hoạch tài chính, định giá sản phẩm và kiểm soát giá cả một cách hiệu quả.

Báo cáo dòng tiền được dùng để lập kế hoạch về khả năng thanh khoản. Trong báo cáo này các khoản khấu hao không được tính vào các dòng tiền ra. Đưa khấu hao (chi phí) vào sẽ dẫn đến kết quả là tính hai lần các chi phí cố định của dự án, vì những chi phí này đã được tính vào những đầu tư cơ bản cố định. Đó là lý do tại sao tiền khấu hao được xem là một khoản chi phí chứ không phải là khoản tiền mặt.

Kế toán chi phí nhằm mục đích cho ta một thước đo về các chi phí được dự toán về vật tư, tiền lương, và các chi phí liên quan khác trong quá trình sản xuất và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ do dự án tạo ra. Người ta xem xét những chi phí được định liệu này để nhằm thiết lập mối quan hệ giữa chúng và mức độ hoạt động kinh doanh của dự án, mà để xác định được mức độ hoạt động này người ta cần có một số chỉ số về các khoản chi phí khả biến và cố định. Với những thông tin trên ta có thể xây dựng một bản kế hoạch về lợi nhuận xác định một quan hệ giữa chi phí - dung lượng - lợi nhuận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

phân tích tài chính Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

Định giá đầu vào và đầu ra của dự án

Đầu vào và đầu ra của một dự án có dạng vật chất, và giá cả được dùng để thể hiện chúng dưới dạng giá trị để có thể có cùng một hệ quy chiếu. Một cách lý tưởng, để phục vụ mục đích của báo cáo khả thi, giá cả cần phản ánh giá trị kinh tế thực sự của đầu vào và đầu ra của dự án cho toàn bộ khoảng thời gian lập kế hoạch của các nhà ra quyết định. Giá cả có thể định nghĩa theo nhiều cách, phụ thuộc vào việc chúng là:

(i) Giá thị trường thấy rõ) hay là giá ngầm (gán cho)

Giá thị trường hay giá thấy rõ là giá hiện có trên thị trường, không quan trọng việc chúng được xác định qua cung-cầu hay do Chính phủ; nói một cách khác, chúng là giá mà Công ty mua đầu vào và bán đầu ra. Trong phân tích tài chính áp dụng giá thị trường. Khi thực hiện phân tích kinh tế chi phí lợi nhuận, sẽ phải đặt ra câu hỏi là liệu giá thị trường phản ánh đúng giá trị kinh tế thực của các đầu vào và đầu ra của dự án hay không. Nếu không phải như vậy, tức là nêu giá bị bóp méo, thì sẽ phải dùng giá ngầm (giá gán cho) để thực hiện phân tích kinh tế.

(ii) Giá tuyệt đối hay tương đối

Giá tuyệt đối phản ảnh giá trị của một sản phẩm đơn lẻ dưới dạng một lượng tiền tuyệt đối, trong khi giá tương đối thể hiện giá trị của một sản phẩm dưới dạng một sản phẩm khác. Ví dụ, giá tuyệt đối của một tấn than có thể là 100 đơn vị tiền tệ và một khối lượng dầu tương đương là 300 đơn vị tiền tệ. Trong trường hợp này, giá tương đối của than thể hiện bằng dầu sẽ là 0,33, nghĩa là giá tương đối của dầu thì gấp 3 lần giá của than. Mức độ của giá cả tuyệt đối có thể thay đổi trong thời gian thực hiện dự án vì lạm phát hay vì thay đổi năng suất. Sự thay đổi này không nhất thiết sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong về giá tương đối, nói một cách khác , giá tương đối, nói một cách khác, giá tương đối có thể đôi khi không thay đổi mặc dù giá tuyệt đối thay đổi.

(iii) Giá hiện hành (thời giá) hay giá bất biến

Giá hiện hành (thời giá) và giá bất biến chênh lệch nhau qua thời gian do tác động của lạm phát, được hiểu là sự tăng chung của các mức giá trong một nền kinh tế. Nếu lạm phát có tác động đáng kể lên chi phí đầu vào và giá đầu ra của dự án, thì trong phần phân tích tài chính của báo cáo nghiên cứu khả thi phải để cập đến vấn đề này. Bất cứ khi nào chi phí tương đối của đầu vào và đầu ra ổn định, ta có thể tính toán khả năng sinh lời hay lợi nhuận của hoạt động đầu tư bằng giá bất biến với một mức độ chính xác chấp nhận được. Chỉ khi giá tương đối thay đổi và chi phí đầu vào của dự án tăng nhanh hơn (hay chậm hơn) giá đầu ra, thì những tác động tương ứng lên các luồng tiền ròng và lợi nhuận phải được phân tích trong bản phân tích tài chính. Nếu tác động của lạm phát có thể bỏ qua được, ta sẽ không gặp phải vấn đề phải lựa chọn giữa thời giá và giá bất biến, vì chúng là như nhau và nhà lập kế hoạch có thể dùng gia nào cũng được.

Khi lập kế hoạch tài chính, có thể phải xem xét vấn đề lạm phát, ngay cả khi giá tương đối về cơ bản là ổn định và không thay đổi, vì có thể phải có những nguồn tài chính bổ sung thông qua cổ phần và các khoản vay để đối phó được với tỷ lệ lạm phát hàng năm cao, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện dự án xây lắp và vận hành thử), Cần kiểm tra cả những nhu cầu về vốn lưu động, không chỉ vì lý do phải từng bước đạt được năng suất cao nhất mà còn do sức ép lạm phát ngày càng tăng tác động lên các khoản chi phí phải chi trả bằng vốn lưu động. Đối với việc dự báo bán hàng, chỉ dự báo số lượng hàng bán ra không thôi thì không đủ; phải dự kiến cả những sự thay đổi về giá cả.

Nếu giá cả tương đối thay đổi đáng kể theo thời gian, nhà phân tích sẽ đối mặt nhiệm khó khăn là ước lượng tỷ suất lạm phát tương lai và tác động của nó lên giá tương đối và phải quyết định xem dùng giá hiện thời hay giá bất biến. Việc sử dụng giá bất biến vẫn có thể đòi hỏi một số chỉnh lý nào đó để xử lý những thay đổi dự kiến xảy ra đối với giá tương đối. Nếu bản phân tích dùng giá hiện thời, nhà phân tích phải tính đến tỷ suất lạm phát tương lai. Trong trường hợp này, những tỷ suất lạm phát có thể có phải được dự kiến theo từng khoản - ở đây là các khoản chi phí và thu nhập chính - để có thể lưu ý đến được bất kỳ sự thay đổi quan trọng trong giá cả tương đối của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại địa phương hay nhập khẩu.

Khung thời gian kế hoạch và thời gian thực hiện dự án

Lập kế hoạch được hiểu là một hoạt động được lập trình có chủ ý, với trọng tâm là việc xem xét tương lại một cách khách quan. Những điều chờ đợi và giả định về tương lai cần được làm rõ và cần phải được phân tích để tìm ra được con đường phát triển tối ưu. Đó là lý do tại sao quá trình lập kế hoạch gắn kết tư duy vị lai và phân tích kỹ lưỡng. Khung thời gian kế hoạch dự án của một người ra quyết định có thể được định nghĩa là khoảng thời gian người này quyết định sẽ kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh doanh liên quan tới dự án, hoặc sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư hay phát triển doanh nghiệp cho thời gian đó. Khung thời gian kế hoạch do một người ra quyết định xác định cũng phải xem xét đến thời gian thực hiện một dự án.

Tuổi thọ kinh tế của dự án (vòng đời dự án), tức là độ dài thời gian trong đó một dự án sẽ tạo ra lợi nhuận ròng, về cơ bản phụ thuộc vào vòng đời Công nghệ hay kỹ thuật của những hạng mục nhà xưởng chính, vòng đời sản phẩm và của ngành Công nghiệp liên quan, và vào sự linh hoạt của một công ty trong việc điều chỉnh những hoạt động kinh doanh của nó cho thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Khi xác định tuổi thọ kinh tế của một dự án, cần đánh giá nhiều yếu tố khác nhau, một số trong đó được liệt kê dưới đây:

  • Thời gian duy trì của cầu (vị trí trong vòng đời sản phẩm)
  • Thời gian duy trì của những dự trữ về nguyên vật liệu và cung ứng
  • Tốc độ tiến bộ kỹ thuật, vòng đời của ngành công nghiệp
  • Thời gian duy trì của nhà xưởng thiết bị
  • Cơ hội cho các phương án đầu tư khác
  • Hạn chế về mặt hành chính (khung thời gian quy hoạch đô thị)

Một điều rõ ràng là tuổi thọ kinh tế của dự án không bao giờ có thể dài ) kỹ thuật hay tuổi thọ pháp lý của nó; nói một cách khác, nó phải ít hơn hay bằng tuổi thọ ngắn hơn trong hai tuổi thọ trên. Chỉ có tuổi thọ kinh tế là thích hợp cho mục đích lập kế hoạch dự án. Mỗi quan hệ giữa khung thời gian kế hoạch và tuổi thọ dự án do vậy cần được xem xét khi thẩm định một dự án đầu tư.

Các dự án đầu tư theo định nghĩa có liên quan tới tương lai mà các nhà phân tích dự án không thể dự bảo được một cách chắc chắn. Như vậy phải thực hiện phân tích và đánh giá tài chính cho điều kiện rủi ro và bất trắc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ cuốn sách "Lập & Thẩm định dự án đầu tư" của tác giả TS. Đinh Thế Hiển. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.52680 sec| 1047.508 kb