Những vấn đề cần chuẩn bị khi mở doanh nghiệp

Bởi Đinh Thị Thương - 27/05/2021
view 187
comment-forum-solid 0

Khởi nghiệp đang là xu hướng được đông đảo người trẻ đón nhận. Tuy nhiên để đưa một doanh nghiệp khởi nghiệp đi đến thành công thì chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy cần chuẩn bị những gì khi mở doanh nghiệp?

Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Xác định mục tiêu

Để có một bảng kế hoạch thành công thì đầu tiên bạn cần xác định đúng mục tiêu mà bạn và doanh nghiệp sẽ hướng đến. Mục tiêu ngắn hạn (2 - 3 năm) hoặc dài hạn (10 năm) doanh nghiệp sẽ đứng ở đâu trên thị trường? Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang hướng tới. Đừng lạc lối trong những ý tưởng của bạn mà hãy luôn xác định được đích đến và có một lộ trình rõ ràng, chi tiết để đưa doanh nghiệp đến thành công.

Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải

Khi kinh doanh chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn hay việc kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, nhà quản trị giỏi sẽ là những người dự đoán trước được khó khăn đó. Họ sẽ biết cách giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất.

Trước khi mở doanh nghiệp, hãy có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Nghiên cứu đối thủ, chính sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn. Luôn có kế hoạch dự phòng hoặc khoản chi phí dự trù rủi ro để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh.

Chuẩn bị khoản vốn ít nhất đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm

Vốn rất quan trọng để mở doanh nghiệp. Để có thể phục hồi sau mỗi lần thất bại do nợ nần, bạn thường sẽ mất hàng năm trời. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm nếu trong đầu bạn tràn đầy suy nghĩ về nợ nần. Vốn để sống tự do 1 năm cho bạn lựa chọn, tầm nhìn rộng mở và thời gian để sáng tạo.

Đối với những người có gia đình hoặc đang có việc làm ổn định có thể áp dụng kế hoạch lấy ngắn nuôi dài để duy trì mô hình startup của bạn. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này, bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.

Vấn đề nhân sự, con người, đối tác

Nhân sự chắc chắn là phải có nhưng với những người mở doanh nghiệp nhỏ không có nhiều tiền thì thuê ai, thuê cái gì về làm việc để giàu có và thành công? Có người không cần thuê nhân viên mà tự làm 1 mình, đến 1 thời điểm đủ mạnh, đủ lớn họ mới thuê 1 vài người về phụ giúp. Mà khi doanh nghiệp đủ mạnh, đủ sức đề kháng để thuê nhân viên thì nó chuyển qua 1 giai đoạn mới chứ không phải là 1 chủ thể kinh doanh trong giai đoạn đầu nữa.

Tiền không phải thứ quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh, người không phải, Marketing cũng không phải. Mà nó là một thứ sẽ quyết định tất cả những hành động trên có mang lại lợi nhuận hay thua lỗ.

Cực kỳ tiết kiệm

Khi bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của chính mình, bạn phải chấp nhận một thực tế: bạn không còn được nhận một khoản lương cao, ổn định hàng tháng. Thay vào đó, bạn sẽ phải chi trả tiền cho tất cả mọi người, trừ bản thân bạn.

Bên cạnh đó, những chi phí, hóa đơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: điện, nước, chi trả cho các đối tác, hợp đồng… sẽ là những khoản tiền không nhỏ. Có thể, đến 2 năm sau đó, bạn mới cầm được tháng lương đầu tiên của mình, kể từ khi chuyển từ người làm thuê sang… làm chủ.

Điều đó nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân mình. Bạn cần trả hết nợ, sống thật giản dị, ăn uống ở các hàng quán giá rẻ thay vì tham gia những bữa tiệc sang trọng cùng bạn bè.

Thậm chí, bạn đã sẵn sàng đi xe buýt thay vì xe máy hay taxi để tiết kiệm tiền chưa? Tóm lại, bạn cần phải làm mọi thứ trong khả năng để tiết kiệm tiền và để tồn tại khi mở doanh nghiệp.

Có một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng

Cần chắc chắn là bạn duy trì được chế độ tiết kiệm này trong 6 tháng khi mở doanh nghiệp. Những người có gia đình, hoặc có một việc làm trong khoảng thời gian khởi nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này, bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.

Làm bản kế hoạch gọi vốn hợp lý và chi tiết

Dù hiểu sản phẩm đến đâu nhưng bạn bắt buộc phải làm 1 kế hoạch chi tiết và bài bản (nên tạo slide) để gửi đến các nhà đầu tư. Hãy tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn và làm nó trở nên dễ hiểu, hấp dẫn nhưng phải cực kỳ khả thi trong mắt nhà đầu tư. Không phải cái gì dài và chi tiết đều tốt, nhất là đặt vào vị trí những nhà đầu tư bận rộn, luôn có hàng trăm, hàng nghìn kế hoạch gửi về thì họ sẽ không có thời gian đọc kế hoạch hơn 100 trang của bạn đâu. Do đó hãy trình bày nội dung ngắn gọn, tập trung với những nội dung cơ bản cần có như:

  • Chiến lược marketing: Xác định chiến lược marketing song hành với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm. Kế hoạch có thể thay đổi nhưng chiến lược là xương sống…
  • Chiến lược nhân sự: Cần có chiến lược nhân sự rõ ràng (số lượng, chất lượng), cơ cấu tổ chức, miêu tả chi tiết công việc của từng vị trí…
  • Nghiên cứu thị trường: Nhà đầu tư thích con số, hãy nói với họ bằng những con số, nếu có các con số từ nghiên cứu thị trường phải có thêm dẫn chứng cụ thể từ các nguồn uy tín càng tốt.
  • Nội dung quan trọng không thể thiếu là chiến lược thoái vốn cho nhà đầu tư, đây là điều mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xác định giai đoạn gọi vốn

Giai đoạn gọi vốn cũng là vấn đề quan trọng, quyết định bạn có được nhà đầu tư rót vốn khi mở doanh nghiệp hay không. Các giai đoạn gọi vốn cơ bản ở thị trường Việt Nam gồm preseedfunding (bắt đầu với ý tưởng), seedfunding (hình thành và xây dựng sản phẩm), series A, B, C (các giai đoạn phát triển tăng tốc tiếp theo). Mức gọi vốn ở hai giai đoạn đầu vào khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đô la Mỹ, số tiền sẽ lớn dần vào các giai đoạn sau.

Trong khi đó, phần lớn các nhóm khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn trong giai đoạn quy tụ đội ngũ, hình thành ý tưởng hoặc bắt đầu xây dựng từ ý tưởng cơ bản. Ở giai đoạn này, rất khó thuyết phục được các quỹ đầu tư trong nước như IDG, CyberAgent… hay tiếp cận quỹ của các series như DMP hay MHV…Bạn cần định giá được ý tưởng, dự án của mình theo từng giai đoạn phát triển, để khi một nhà đầu tư nào đó muốn rót vốn vào thì cả bạn và họ đều biết được là mình cần bao nhiêu tiền và khả năng họ sẽ rót vào bao nhiêu vốn.

Thông thường, khi đã có ý tưởng, bạn phải tự đầu tư, đợi sản phẩm đã thành hình hài, hoạt động kinh doanh bắt đầu vào guồng rồi mới nên kêu gọi vốn đầu tư vì thuyết phục sẽ tốt hơn và khả năng được rót vốn cao hơn khi nhà đầu tư nhìn rõ tương lai của sản phẩm rồi.

Tìm hiểu nhà đầu tư trước khi gọi vốn từ họ

Đây là việc bắt buộc phải làm khi mở doanh nghiệp. Bạn phải tìm hiểu, tham khảo về họ thật kỹ, nhất là những công ty họ đã đầu tư trước đó, tìm hiểu xem mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư là gì, có phù hợp khi họ tham gia dự án của bạn hay không, có cùng chí hướng với bạn hay không…

Nhà đầu tư có cùng tầm nhìn sẽ hỗ trợ bạn phát triển hơn là nhà đầu tư không có cùng tầm nhìn và tiếng nói.

Lấy ý tưởng từ việc phỏng vấn khách hàng

Bất cứ ý tưởng nào cũng cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hàng tiềm năng. Chính vì thế, để có một ý tưởng hay bạn cần tìm một vài người bạn mà bạn nghĩ rắng họ sẽ là khách hàng tiềm năng. Hãy tiến hành phỏng vấn, khảo sát họ về nhu cầu, chất lượng sản phẩm mong muốn để có những thông tin cần thiết áp dụng vào thực tế khi mở doanh nghiệp.

Có thể sử dụng sản phẩm mẫu, bản dùng thử (đối với lĩnh vực công nghệ, phần mềm) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra, những lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp có thật sự phù hợp với khách hàng? Hãy ghi chép lại những ý tưởng từ khách hàng để có một chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hiệu quả.

Lập kế hoạch kinh doanh

Tiếp theo là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp của doanh nghiệp của bạn. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp doanh nghiệp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện…

Bên cạnh đó, để doanh nghiệp kinh doanh phát triển thì không thể thiếu các hoạt động tiếp thị như truyền thông, thiết kế nội dụng, marketing…Hãy chắc chắn rằng, những hình thức tiếp thị này phải hợp lý để ý tưởng kinh doanh của mình đến tay khách hàng.

Xây dựng bản kế hoạch chi tiết

Sau khi có bản kế hoạch kinh doanh sơ bộ, bạn bắt đầu tiến hành xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và phương pháp, thời gian hoàn thành từng mục tiêu đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa nguồn lực.

Đo lường, đánh giá

Trong suốt quá trình thực hiện, hãy ghi nhớ luôn đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu nhằm tối ưu sao cho có được bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất.

Ghi nhận những đánh giá, phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm mẫu và có những cải tiến kịp thời trước khi đưa sản phẩm chính thức vào thị trường.

Các nguyên tắc cốt yếu

Những kinh nghiệm quý báu hay những bài học hay, những gì chúng ta đọc được trong sách vỡ không phải là thứ lý thuyết viễn vong. Ở một góc độ khác, những điều được tóm gọn trong sách vỡ là những điều đã được đút kết từ những bài học trong thực tiễn và logic hóa.

Chúng ta không thể làm trái với những gì được xem là nguyên lý nếu không sẽ phải trả giá đắt. Những gì chúng ta có thể làm là vận dụng những nguyên lý đó nhưng có sự cải tiến cho phụ hợp với với đặt thù và hoàn cảnh cụ thể mà thôi!

Xây dựng thương hiệu

Trong một con người luôn có linh hồn và thể xác, tất cả tạo nên nét riêng và giá trị riêng trong mắt của người khác. Doanh nghiệp cũng giống như con người chúng ta vậy, doanh nghiệp cũng cần phải được chú trọng đến việc xây dựng giá trị cốt lõi, có như thế thì doanh nghiệp mới thực sự tạo được ấn tượng và niềm tin yêu trong mắt khách hàng.

Hoạt động marketing

Để hoạt động kinh doanh và bán hàng ngày nay không thể không đi cùng với hoạt động marketing. Thời đại “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp với thời nay nữa. Hoạt động marketing là hoạt động cần thiết cần diễn ra trước, trong và sau hoạt động bán hàng đồng thời xuyên suốt trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, hoạt động marketing cũng đa dạng hơn, marketing được chú trọng và được xây dựng thành một chiến lược marketing hẳn hoi.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Đinh Thị Thương

Đinh Thị Thương

Đinh Thị Thương là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, hiện tại Đinh Thương đang làm việc tại một công ty Luật ở Hà Nội, và là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.31179 sec| 1046.742 kb