Nội dung bài viết [Ẩn]
Kế hoạch kinh doanh nhượng quyền là một phần quan trọng trong đánh giá tổng thể cơ hội kinh doanh của Bên nhận quyền (Bên mua nhượng quyền).
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Lưu ý rằng, sẽ không có một cấu trúc cố định nào cho bản kế hoạch kinh doanh. Bởi mỗi ngành kinh doanh lại có các dạng văn bản khác nhau. Cùng với đó, mỗi người đọc lại có dự định khác nhau đối với từng khía cạnh.
Thông thường, trong một bản kế hoạch kinh doanh; đặc biệt là kinh doanh nhượng quyền thường có những nội dung sau: (i) Tóm tắt kế hoạch kinh doanh; (ii) Chỉ dẫn kinh doanh; (iii) Đánh giá thị trường; (iv) Phân tích SWOT; (v) Thông tin cơ bản về chủ doanh nghiệp; (vi) Chỉ dẫn cấp vốn; (vii) Thông tin tài chính.
Bỏ qua các thuật ngữ chuyên môn, phần tóm tắt kế hoạch nên là một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân Bên nhận quyền (Bên mua nhượng quyền), nhu cầu của doanh nghiệp về cấp vốn và cách thức hoàn vốn. Bản tóm tắt cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về từng phần trong bản kế hoạch. Nó chỉ nên dài khoảng một trang giấy.
Điểm quan trọng cần lưu ý là hầu hết các nhà quản lý ngân hàng và nhà tài trợ đều phải nhận vài bản kế hoạch kinh doanh mỗi tuần và họ phải đọc hết toàn bộ kế hoạch trước khi cam kết cấp vốn, do đó, xét theo quan điểm của họ thì càng ít càng tốt. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng bản kế hoạch đã bao hàm được tất cả quan điểm được dự kiến, và nêu bật mọi yếu tố mà vị quản lý kia cần lưu ý. Bằng cách viết thật ngắn gọn, sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu. Sự cân bằng đúng mực giữa việc cung cấp mọi chi tiết cần thiết với việc khiến người đọc cảm thấy quá tải là rất quan trọng.
Đây là phần cần cung cấp thông tin chi tiết về nhượng quyền, cách thức và lĩnh vực vận hành, địa bàn chuẩn bị mua, và điểm nổi bật nhất của các dự toán tài chính. Các thông tin này thường nên được giới hạn trong 01 đến 02 trang giấy, đồng thời đưa vào đó các chi tiết bao quát về Bên nhượng quyền (Bên bán nhượng quyền), và một vài thông tin cơ bản về mạng lưới sẵn có.
Đây không phải là phần cần đi sâu vào bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào, nhưng nên thêm vào bản tóm tắt lý do tại sao doanh nghiệp lại tốt hơn những doanh nghiệp khác. Đồng thời, bất kỳ kinh nghiệm, kiến thức liên quan nào, hay các kỹ năng có thể truyền thụ được cũng nên được đề cập ở đây.
Trong phần này nên đưa ra các thông tin chi tiết về nghiên cứu thị trường, bao gồm khả năng cạnh tranh trong khu vực của các doanh nghiệp nhượng quyển tầm cỡ quốc gia và các đơn vị vận hành độc lập có quy mô nhỏ hơn. Người đọc bản kế hoạch kinh doanh muốn chắc rằng Bên nhận quyền đã xem xét mọi khía cạnh của thị trường, và tính đến cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Đây là phần để Bên nhận quyền trình bày chi tiết về địa bàn sắp mua, và xác nhận liệu đó có phải là khu vực độc quyền hay không. Nếu bên bán nhượng quyền cung cấp bất kỳ dữ liệu nhân khẩu nào về địa điểm Bên nhận quyền cần tìm hiểu, đó cũng sẽ là thông tin giá trị giúp người đọc nắm được nhu cầu tiềm năng của doanh nghiệp.
Bên nhận quyền có thể bổ sung một số thông tin khác nhằm làm rõ hơn nhu cầu trong khu vực như: nghiên cứu tại văn phòng, phân tích lượng người đến cửa hàng bán lẻ và phản hồi chung. Các thông tin cả về lượng lẫn về chất ở phần này, cùng lời diễn giải rõ ràng về những điểm khiến doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Phân tích SWOT là một phân tích đơn giản về doanh nghiệp của Bên nhận quyền. Bao gồm: Điểm mạnh (Strength); Điểm yếu (Weakness); Cơ hội (Opportunity); Nguy cơ (Threat).
Những khía cạnh này cần được đánh giá khách quan và đưa vào kế hoạch kinh doanh. Khi lập bản phân tích này, “điểm mạnh” và “điểm yếu” mang tính bản chất; còn “cơ hội” và “nguy cơ” mang tính bề ngoài. Phần này sẽ giúp cho người đọc bản kế hoạch kinh doanh nhượng quyền thấy được sự chân thành và cởi mở của Bên nhận quyền khi tự mô tả doanh nghiệp của mình, hình thành quan điểm về tính hợp lý trong phần còn lại của kế hoạch.
Đây có thể coi là một trong những phần chính của kế hoạch. Dù đại lý nhượng quyền vẫn thuộc sở hữu của Bên nhượng quyền, nhưng nó sẽ phát triển hoặc thất bại tùy vào các kỹ năng và phẩm chất của Bên nhận quyền. Nên chú ý nhấn mạnh mọi kinh nghiệm có thể truyền thụ mà bên mua nhượng quyền có. Kinh nghiệm này có thể liên quan trực tiếp tới việc kinh doanh.
Ví dụ, nếu một người làm nghề môi giới bất động sản và sau đó quyết định mua nhượng quyền chi nhánh bất động sản. Tuy nhiên, đây có thể là một lĩnh vực mới đối với Bên nhận quyền. Trong trường hợp nên nêu bật các kỹ năng đã có trước đây như: Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng lãnh đạo nhóm; Kỹ năng tài chính; Kỹ năng quản lý hành chính. Việc đưa thêm vào kế hoạch kinh doanh một bản CV ngắn gọn là một hành động rất khôn ngoan, vì các ngân hàng thường yêu cầu điều này như một phần trong quy trình của họ.
Các nhà tài trợ tiềm năng muốn biết họ sắp được yêu cầu cấp bao nhiêu vốn. Bên cạnh đó họ cũng quan tâm sẽ nhận lại được những gì. Phần này của kế hoạch nên cung cấp thêm thông tin cho bản thuyết minh cấp vốn trước đây. Bằng cách đi sâu vào chi tiết các khoản vốn chính xác được dùng cho mục đích nào; cho chi phí vốn ban đầu hay cho vốn lưu động. Bên cho vay cũng muốn thấy được sự cân nhắc kỹ lưỡng về các khoản vay hỗn hợp. Qua đó để thấy được đề xuất kia trông ra sao.
Đây là phần cung cấp dẫn chứng cho những đề xuất nằm trong chỉ dẫn trước đó và là phần mà các công ty khởi nghiệp thường yêu cầu tư vấn. Thông tin tài chính bao gồm nhiều phần khác nhau như: (i) Dự toán lợi nhuận và thua lỗ: Thông thường, các khoản dự toán này sẽ được chuẩn bị dựa trên cơ sở hằng tháng, trong ba năm đầu kinh doanh. (ii) Các bảng cân đối dự toán: tương tự, các bảng này thường được lập trong ba năm đầu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, nó có thể được lập theo chu kỳ hằng năm hay hằng quý; thay vì hằng tháng. (iii) Dự toán dòng tiền: Các dự toán này được yêu cầu trên cơ sở hằng tháng; mô tả dòng tiền của doanh nghiệp.
Sai lầm mà nhiều chủ doanh nghiệp mới thường mắc phải là không nắm được sự khác nhau giữa dự toán dòng tiền và dự toán lãi lỗ. Khi giao dịch trong kinh doanh, có nhiều khoản “phi tiền tệ” cần được tính đến trong thông tin tài chính của doanh nghiệp; chẳng hạn như khấu hao. Cũng có những khoản tiền có thể không được phản ánh trong bản kê khai của doanh nghiệp; chẳng hạn như vốn đầu tư cơ bản.
Sơ lược về Nhượng quyền kinh doanhCó thể hiểu đơn giản nhượng quyền kinh doanh là việc Bên nhượng quyền cho phép một cá nhân; tổ chức khác (Bên nhận quyền) kinh doanh một sản phẩm; một mô hình; một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức; phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước. Trong giao dịch này, Bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm, công thức; mô hình, cách thức kinh doanh cho Bên nhận quyền. Đổi lại, Bên nhận quyền cần trả một số tiền nhượng quyền nhất định; hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm. Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh, các điều kiện trao đổi này sẽ linh hoạt. Tùy theo thỏa thuận của hai Bên trong Hợp đồng nhượng quyền. |
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm