Địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại, một số lưu ý

view 670
comment-forum-solid 0

Tìm đúng địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất, quyết định sự thành công của Bên nhận quyền khi bắt tay xây dựng một nhượng quyền thương mại.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Có thể chia quy trình tìm kiếm cơ sở kinh doanh nhượng quyền thành 05 giai đoạn như sau:

Xác định vị trí đặt địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại

Tìm ra vị trí đặt địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào loại hình kinh doanh mà Bên nhận quyền sắp mở. Có thể Bên nhận quyền chỉ yêu cầu "được xuất hiện trên mặt đường chính", thế nhưng cũng cần phải biết chính xác vị trí đó nằm ở đâu trước khi ký kết hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Điều này lại phụ thuộc vào nghiên cứu thị trường mà Bên nhận quyền trình bày trong kế hoạch kinh doanh. Nghĩa là trước hết, Bên nhận quyền phải biết được mình đang ở đúng chỗ.

Điều tra tính phù hợp của vị trí đặt địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại

Bên nhượng quyền có thể đưa ra những yêu cầu khác liên quan đến chỗ đỗ xe, lối vào ra, giờ bán rượu hợp pháp, thiết bị hút khói... cho Bên nhận quyền. Mọi yêu cầu đặt ra đều có thể khiến việc tìm kiếm vị trí đặt địa điểm kinh doanh thích hợp trở nên vô cùng khó khăn.

Nhiều trường hợp, Bên nhận quyền chọn thuê các trung tâm tìm kiếm, môi giới bất động sản, bởi các trung tâm này mới chính là đầu mối nắm rõ quy mô, kiểu cách cũng như loại hình cơ sở được yêu cầu. Đồng thời, họ sẽ triển khai các chiến dịch marketing trên toàn quốc để tìm ra địa điểm thích hợp.

Bên nhượng quyền cũng có thể hỗ trợ Bên nhận quyền trong việc này nhờ lợi thế hiểu biết về thị trường. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng, Bên nhận quyền đã bàn bạc chi tiết việc này với Bên nhượng quyền để nắm rõ điều hai bên đang tìm kiếm và không sao chép cách làm của các trung tâm tìm kiếm, môi giới bất động sản.

Đàm phán hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại

Nhiều chủ mặt bằng rất miễn cưỡng khi cho một công ty khởi nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh. Vì trong mắt họ, công ty khởi nghiệp có hệ số một rủi ro rất cao. Họ lo ngại về việc công ty khởi nghiệp chưa có kinh nghiệm. Vì thế sẽ không có nhiều cơ hội thành công. Đây thường là dấu hiệu cho thấy, chủ mặt bằng không hiểu đúng về nhượng quyền.

Trong trường hợp này, Bên nhượng quyền tận tâm; với kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nhượng quyền thành công; cần trao đổi kỹ càng với chủ mặt bằng. Bên nhượng quyền cần thuyết phục các chủ mặt bằng rằng; các thương vụ nhượng quyền thường có tỷ lệ thành công cao hơn. Đồng thời, Bên nhượng quyền cần giải thích: việc Bên nhượng quyền sẽ cam kết với thành công của Bên nhận quyền ra sao.

Một số trường hợp, Bên nhượng quyền có thể sẽ ký "Chứng thư tùy chọn" với chủ mặt bằng. Theo đó, Bên nhượng sẽ có quyền (hoặc nghĩa vụ dù không thường xuyên) tiếp quản cơ sở kinh doanh nếu bên thuê mặt bằng (Bên nhận quyền) rời đi vì bất kỳ lý do gì.

Một số trường hợp khác, Bên nhượng quyền có thể đứng ra ký kết hợp đồng thuê mặt bằng, rồi cho Bên nhận quyền thuê lại cơ sở đó. Dù đây là một phương án hấp dẫn nhưng Bên nhận quyền cần lưu ý, dù Bên nhượng quyền là bên bảo lãnh, thì các điều khoản cho thuê vẫn không thay đổi và họ sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thanh toán chậm trễ nào, bởi chủ mặt bằng biết đó là việc của Bên nhận quyền.

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Xin giấy phép quy hoạch địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương mại

Các ngành kinh doanh khác nhau đòi hỏi các hạng mục cấp phép quy hoạch khác nhau và được phân định rõ theo thang đo chữ số có phần ngẫu nhiên. Bên nhận quyền cần chắc rằng cơ sở được chọn đã có, hoặc có tiềm năng, xin được hạng mục cấp phép quy hoạch chuẩn cho mục đích sử dụng đã định. Bên nhận quyền nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia trước khi nộp đơn xin quy hoạch.

Quản lý trang thiết bị cơ sở nhượng quyền thương mại

Bên nhượng quyền thường có những quy định rất cụ thể về trang thiết bị: Họ thường yêu cầu một số sửa đổi trong cách bố trí sắp đặt của cơ sở như những thiết bị cần được lắp đặt, màu sơn tường, vật liệu dùng để lát sàn và đồ nội thất... Bên nhận quyền được yêu cầu: không được phép thay đổi bất kỳ mục nào trong đó. Bởi mục đích của nhượng quyền là nhằm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu.

Nếu không thận trọng giải quyết các vấn đề về trang thiết bị có vẻ rất bình thường này; Bên nhận quyền sẽ rất dễ mắc sai lầm. Ví dụ, nếu cứ cố lắp vài bồn vệ sinh vào một bức tường không có hệ thống ống nước, Bên nhận quyền có thể sẽ phải gánh thêm các chi phí phụ trội rất lớn mà đáng ra có thể tránh được nếu quy hoạch kỹ hơn một chút.

Bên nhượng quyền sẽ có các nhà thầu ưa thích từng thi công những địa điểm trước đó cho họ, hoặc họ sẽ cung cấp cho Bên nhận tài liệu kỹ thuật để Bên nhận quyền có thể giao cho một nhà thầu riêng. Nếu không chắc chắn về bất kỳ mặt nào, tốt hơn hết là Bên nhận quyền nên giao việc đó cho Bên nhượng quyền. Mọi người thường cho rằng, Bên nhượng quyền sẽ “kê giá" cao hơn cho các Công trình xây dựng. Bên nhận quyền sẽ muốn tự xử lý việc này để tiết kiệm. Nhưng sau đó nhận ra rằng, nếu không có năng lực mua bán; kinh nghiệm của Bên nhượng quyền, việc này hóa ra lại là một hành động tiết kiệm thất bại.

Sơ lược về nhượng quyền thương mại

Có thể hiểu đơn giản là việc Bên nhượng quyền cho phép một cá nhân; tổ chức khác kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh. Dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước.

Trong giao dịch này, Bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm; công thức, mô hình; cách thức kinh doanh cho Bên nhận quyền. Đổi lại, Bên nhận quyền cần trả một số tiền nhượng quyền nhất định; hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm. Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh; các điều kiện trao đổi này sẽ linh hoạt tùy theo thỏa thuận của hai Bên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức hoặc ý kiến được trích dẫn từ Cuốn sách "The Franchising Handbook"; của tác giả Carl Reader. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Phạm Ngọc Minh

Luật sư Phạm Ngọc Minh

https://everest.org.vn/luat-su-pham-ngoc-minh/ Luật sư Phạm Ngọc Minh - CEO Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Minh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.78233 sec| 1019.719 kb