Sự giúp đỡ của Bên nhượng quyền thương mại đối với Bên nhận quyền quan trọng thế nào?

view 636
comment-forum-solid 0

Điểm khác biệt chính giữa đầu tư nhượng quyền thương mại và kinh doanh độc lập là sự giúp đỡ thiết thực từ Bên nhượng quyền thương mại (Bên bán nhượng quyền) cho Bên nhận quyền (Bên mua nhượng quyền). Một số sự giúp đỡ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền cần lưu ý để đảm bảo nhượng quyền thương mại thành công.

Bên nhượng quyền Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Phạm Ngọc Minh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Bên nhượng quyền thương mại giúp đỡ Bên nhận quyền về đào tạo

(i) Cung cấp hoạt động đào tạo ban đầu về cách “làm việc” hoặc “bán hàng”;

(ii) Cung cấp hoạt động đào tạo ban đầu về cách điều hành kinh doanh, bao gồm: đào tạo marketing, đào tạo bán hàng, đào tạo tài chính, đào tạo hành chính.

(iii) Cung cấp hoạt động đào tạo liên tục về những tiến trình mới và các cập nhật về quy định;

(vi) Cung cấp các kỹ năng mềm, phát triển cá nhân và đào tạo quản lý;

(v) Cung cấp hoạt động đào tạo để biến công việc kinh doanh thành một tài sản có thể bán được.

- Bên nhượng quyền thương mại giúp đỡ Bên nhận quyền về marketing:

(i) Cung cấp kế hoạch marketing cho năm tới;

(ii) Hỗ trợ hoạt động khai trương ban đầu;

(iii) Cung cấp các hướng dẫn thương hiệu và các tài liệu mẫu;

(iv) Cung cấp trang web mẫu;

(v) Quản lý nội dung thống nhất toàn quốc trên trang web;

(vi) Cung cấp nội dung cho các tài khoản mạng xã hội;

(vii) Tự động giới thiệu nội dung trên các tài khoản mạng xã hội;

(viii) Cung cấp các bài báo mẫu để giới thiệu tại địa phương;

(ix) Cung cấp công ty truyền thông thuê ngoài để xúc tiến hoạt động tại địa phương;

(x) Cung cấp nguồn tài liệu trực tuyến để đặt tài liệu marketing được thiết kế trước.

- Bên nhượng quyền thương mại giúp đỡ Bên nhận quyền về quản trị kinh doanh:

(i) Cung cấp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng; 

(ii) Cung cấp hệ thống quản lý bán hàng thông minh (EPOS) để quản lý các hóa đơn bán hàng;

(iii) Cung cấp hệ thống thời gian biểu/nhật ký để quản lý thời gian;

(iv) Cung cấp hệ thống dự kê giá và làm hóa đơn để đảm bảo rằng bạn sẽ có cơ hội nhận được khoản tiền lớn nhất;

(v) Cung cấp hệ thống kế toán để đảm bảo việc tuân thủ các điều luật của Cơ quan thuế (HMRC) và tài liệu hướng dẫn vận hành;

(vi) Cung cấp hệ thống quản lý văn bản để tổ chức hợp lý các luồng công việc;

(vii) Cung cấp sổ cái bán hàng hoặc dịch vụ kế toán trọn bộ để quản lý mức độ tuân thủ các quy tắc ghi sổ và kế toán;

(viii) Cung cấp danh sách các nhà cung cấp được chấp thuận;

(ix) Hỗ trợ hợp đồng lao động và pháp luật lao động;

(x) Hỗ trợ pháp luật an sinh xã hội cùng các thể chế kinh doanh khác.

- Bên nhượng quyền thương mại giúp đỡ Bên nhận quyền về cải thiện kinh doanh:

(i) Thường xuyên kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh thật sự so với kế hoạch vận hành và kinh doanh;

(ii) So sánh hoạt động marketing với ROI;

(iii) So sánh kết quả kinh doanh với phần còn lại của mạng lưới thông qua chấm điểm bằng thang điểm chuẩn;

(iv) So sách các hoạt động và kết quả vận hành với phần còn lại của mạng lưới;

(v) Nhận diện các sản phẩm và dịch vụ mới mà Bên nhận quyền có thể đưa ra thông qua đại lý nhượng quyền;

(vi) Cung cấp hỗ trợ thực tiễn trong suốt khoảng thời gian khó khăn;

(vii) Cung cấp lời khuyên và trợ giúp dựa trên kinh nghiệm giải quyết với nhiều Bên nhận quyền khác.

- Bên nhượng quyền thương mại giúp đỡ Bên nhận quyền về phát triển sản phẩm:

(i) Nhận dạng các xu hướng hiện tại và tương lai trong ngành;

(ii) Triển khai nghiên cứu marketing trên quy mô toàn quốc;

(iii) Xác định các cơ hội bán gia tăng cho các Bên nhận quyển;

(iv) Xác định thị trường, sản phẩm và dịch vụ mới cho toàn bộ mạng lưới;

(v) Đảm bảo xác định được và phòng tránh các mối đe dọa trong tương lai từ sớm.

- Bên nhượng quyền giúp đỡ Bên nhận quyền về sức ảnh hưởng trên toàn quốc:

(i) Cung cấp các nhà cung cấp sản phẩm có thể đưa ra các điều khoản ưu đãi;

(ii) Cung cấp các nhà tư vấn kinh doanh, chẳng hạn như kế toán viên, môi giới bảo hiểm, những người hiểu biết về nhượng quyền thương mại và có thể đưa ra các điều khoản ưu đãi;

(iii) Tạo ra ảnh hưởng trong bất kỳ hiệp hội thương mại nào hiện có trong ngành;

(iv) Tạo ra ảnh hưởng đối với giới báo chí cả nước;

(v) Tạo ra ảnh hưởng với giới chính trị gia.

Xem thêm:

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ cuốn sách "The Franchising Handbook" của tác giả Carl Reader. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Phạm Ngọc Minh

Luật sư Phạm Ngọc Minh

https://everest.org.vn/luat-su-pham-ngoc-minh/ Luật sư Phạm Ngọc Minh - CEO Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Minh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.46073 sec| 1023.906 kb