Quảng cáo của doanh nghiệp nhận quyền, một số lưu ý

view 164
comment-forum-solid 0

Không có gì đảm bảo rằng, việc nhận quyền sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp nhận quyền ngay trong những ngày đầu tiên. Do đó, kỹ năng quan trọng cần có của Bên nhận quyền là khả năng tự quảng cáo của doanh nghiệp nhận quyền của mình. 

Quảng cáo doanh nghiệp nhận quyền Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Trang thông tin điện tử (website) quảng cáo doanh nghiệp nhận quyền:

Đại lý nhượng quyền có cần website không? Bên nhận quyền (Bên mua nhượng quyền) có thể được cung cấp website như một phần trong gói gia nhập mạng lưới của Bên nhượng quyền (Bên bán nhượng quyền). Tuy nhiên, vẫn có một số mạng lưới để Bên nhận quyền được tự do xây dựng nội dung và chỉ tham gia vào quá trình này nhằm đảm bảo rằng website phù hợp với các hướng dẫn xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, Bên nhận quyền có thể chờ Bên nhượng quyền cung cấp website.

- Mạng xã hội - kênh quảng cáo của doanh nghiệp nhận quyền:

Một câu hỏi đặt ra là: Bên nhượng quyền có tự động cập nhật sự hiện diện của Bên nhận quyền trên mạng xã hội hay Bên nhận quyền muốn tự quản lý nó [?]. Bên nhượng quyền có thể cung cấp cho Bên nhận quyền một số hướng dẫn về mạng xã hội, trong đó ghi rõ những điều nên làm và không nên làm trên mạng xã hội và gợi ý về cách thiết lập hồ sơ. Bên nhận quyền nên trao đổi với Bên nhượng quyền để đảm bảo sự hiện diện trên các mạng lưới truyền thông xã hội phù hợp với nhượng quyền của mình. Một số ngành kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ các mạng xã hội trực quan như Facebook, Instagram, trong khi các ngành khác lại được lợi nhiều hơn từ các mạng xã hội mang tính chuyên môn như LinkedIn.

- Kết nối mạng lưới trực tiếp:

Có một điều mà Bên nhượng quyền không thể làm cho Bên nhận quyền là kết nối mạng lưới trực tiếp, vốn thường được thực hiện trong địa bàn của Bên nhận quyền. Bên nhận quyền cần đảm bảo rằng, đã nghiên cứu các nhóm đang hoạt động trong vùng, tự đăng ký tham gia một vài mạng lưới khác nhau để có thể tìm ra mạng lưới phù hợp với mình. Một số mạng lưới coi trọng về hình thức với một cấu trúc họp mặt cứng nhắc. Thế nhưng, số khác lại rất thoải mái về hình thức. Bên nhận quyền sẽ chỉ biết đâu là mạng lưới phù hợp với mình bằng cách thử tham gia vào các loại hình kết nối mạng lưới khác nhau.

- Tài liệu in quảng cáo của doanh nghiệp nhận quyền:

Dù có nhiều công cụ truyền thông trực tuyến, nhưng hầu hết mọi người vẫn luôn cần đến tài liệu in, dù đó đơn giản chỉ là một tập giấy viết thư in sẵn tên họ địa chỉ, hay những ấn phẩm quảng cáo toàn diện hơn và tờ rơi quảng cáo. Bên nhượng quyền cần có ít nhất có một nhà cung cấp chính thức có thể giúp Bên nhận quyền giải quyết các yêu cầu in ấn và đảm bảo sự nhất quán về thương hiệu. Một số mạng lưới còn có hệ thống trực tuyến tự động hóa các phương diện kinh doanh này.

- Các mối quan hệ báo chí, truyền thông:

Một lĩnh vực quảng cáo hay bị bỏ qua là báo chí địa phương. Dù có thể trả tiền để quảng cáo trên hầu hết mọi xuất bản phẩm, nhưng Bên nhận quyền cũng sẽ nhận ra các sạp báo địa phương rất hứng thú với các câu chuyện trên địa bàn. Hãy xây dựng mối quan hệ với các biên tập viên địa phương, và hỏi Bên nhượng quyền xem liệu họ có bất kỳ hỗ trợ nào cho lĩnh vực này không.

- Nguyên tắc 'vàng' cho quảng cáo địa phương: 

(i) Thấu hiểu các công cụ quảng cáo sẵn có;

(ii) Tạo ra kế hoạch hoạt động thực tế, đơn giản và bám sát nó;

(iii) Quan hệ công chúng và mức độ phủ sóng phương tiện truyền thông không có nghĩa là trả tiền cho quảng cáo;

(iv) Tiếp cận các phóng viên địa phương và cho họ biết bạn là ai;

(v) Thường xuyên xây dựng nội dung cho các trang web và ấn phẩm báo chí;

(vi) Luôn hiện diện và quảng cáo, mạng xã hội rất quan trọng.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ cuốn sách "The Franchising Handbook" của tác giả Carl Reader. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Phạm Ngọc Minh

Luật sư Phạm Ngọc Minh

https://everest.org.vn/luat-su-pham-ngoc-minh/ Luật sư Phạm Ngọc Minh - CEO Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Minh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.23125 sec| 1003.367 kb