Tài liệu hướng dẫn vận hành nhượng quyền thương mại, quan trọng thế nào?

Bởi Everest Law Firm - 10/03/2021
view 346
comment-forum-solid 0

Tài liệu hướng dẫn vận hành nhượng quyền thương mại là tài liệu kinh doanh quan trọng. Tài liệu này được coi như cơ sở cho thương vụ nhượng quyền thương mại.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Khái quát về tài liệu hướng dẫn vận hành nhượng quyền thương mại

Tài liệu hướng dẫn vận hành là tài liệu kinh doanh quan trọng. Tài liệu được coi như cơ sở cho thương vụ nhượng quyền. Dù điều này có thể gợi lên hình ảnh về một cuốn sách cũ kỹ bụi bặm bị bỏ quên trong ngăn kéo, nhưng trong thế giới ngày nay, người đọc có thể tiếp cận trực tuyến những tài liệu này dễ dàng. Bất kể với định dạng gì, điều quan trọng là cả bên mua lẫn bên bán nhượng quyền đều xem tài liệu hướng dẫn vận hành như một cuốn sách “dễ tháo rời các trang” thay vì một cuốn sách bìa cứng với các trang cố định. Nó nên được sửa đổi và bổ sung khi các ngành nghề và thế giới rộng lớn hơn ngoài kia thay đổi.

Tài liệu hướng dẫn vận hành không có dạng cố định, do vậy, nó có thể dài hoặc ngắn tùy theo yêu cầu của khái niệm. Điểm giống nhau của các tài liệu hướng dẫn này là chúng bao quát được mọi vấn đề, từ cách làm việc đến cách điều hành kinh doanh. Bạn sẽ kỳ vọng tài liệu hướng dẫn bao gồm các quy tắc căn bản trong kinh doanh - hướng dẫn xây dựng thương hiệu, giao ước vận hành, nhiệm vụ quản trị hành chính, và các yêu cầu báo cáo về vận hành và tài chính.

- Tầm quan trọng của tài liệu hướng dẫn vận hành nhượng quyền thương mại

Có ý kiến cho rằng tài liệu hướng dẫn vận hành là công cụ rất tuyệt để chặn cửa mở. Dù đây có thể là một góc nhìn giễu cợt, nhưng điều quan trọng là cả bên bán lẫn bên mua nhượng quyền đều hiểu được ích lợi đáng kể mà cuốn cẩm nang hướng dẫn có thể mang lại. Ích lợi chính của việc có trong tay bản hợp đồng nhượng quyền là bên mua nhượng quyền đang mua một bản kế hoạch chi tiết đã được kiểm nghiệm để điều hành kinh doanh thành công. Bản kế hoạch chi tiết đó đã được trình bày trong tài liệu hướng dẫn.

Xét theo quan điểm của bên bán nhượng quyền, việc bên mua nhượng quyền thành công sẽ mang lại lợi ích cá nhân cho họ. Vì thế, họ rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng mạng lưới đang cung cấp một thương hiệu và trải nghiệm quá trình nhất quán cho mỗi cá nhân có liên quan tới thương vụ nhượng quyền. Do vậy, các bên bán nhượng quyền cần chắc chắn rằng họ đang làm theo tài liệu hướng dẫn, thông qua quản lý nhượng quyền không chính thức hay kiểm toán vận hành.

phát sinh doanh thu Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Sơ lược về Nhượng quyền kinh doanh

Có thể hiểu đơn giản nhượng quyền kinh doanh là việc Bên nhượng quyền cho phép một cá nhân, tổ chức khác (Bên mua nhượng quyền) kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước.

Trong giao dịch này, Bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm, công thức, mô hình, cách thức kinh doanh cho Bên mua nhượng quyền. Đổi lại, bên mua nhượng quyền cần trả một số tiền nhượng quyền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm. Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh, các điều kiện trao đổi này sẽ linh hoạt tùy theo thỏa thuận của hai trong hợp đồng.

  • Nhượng quyền kinh doanh toàn diện:

Điểm nhận diện loại hình này là mức độ chặt chẽ tương đối cao giữa người bán và người mua nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh toàn diện thường có thời hạn tương đối dài và nhượng quyền ít nhất 04 loại “tài sản” quan trọng của một thương hiệu: (i) Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); (ii) Bí quyết công nghệ sản xuất hoặc kinh doanh; (iii) Hệ thống thương hiệu; (iv) Sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện:

Về cơ bản, các nguyên tắc quản lý, thành tố được nhượng quyền không toàn diện “lỏng lẻo” hơn so với nhượng quyền toàn diện. Đa số các hợp đồng nhượng quyền này chỉ nhượng quyền một trong số các loại “tài sản” sau: (i) Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Bên nhận nhượng quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường); (ii) Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị (Bên bán nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền; (iii) Cấp phép sử dụng thương hiệu (Bên nhận nhượng quyền sử dụng thương hiệu, tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch, ví dụ thương hiệu đồ uống nhượng quyền với hãng thời trang).

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ Cuốn sách "The Franchising Handbook của tác giả Carl Reader. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.31888 sec| 992.016 kb