Người dân kiện cảnh sát giao thông có được không? Và nên làm như thế nào để không thực hiện sai các bước kiện đó? Bài viết dưới đây của Công ty TNHH Everest sẽ cung cấp thông tin bổ ích đến quý bạn đọc.
Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về trình tự khiếu nại như sau: “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nếu cảnh sát giao thông có hành vi hành chính trái pháp luật, dân kiện cảnh sát giao thông là hoàn toàn có thể và chỉ cần gửi bản khiếu nại đó đến Phòng cảnh sát giao thông mà người cảnh sát đang công tác.
Về nguyên tắc nếu cảnh sát giao thông có hành vi hành chính là trái pháp luật thì người dân kiện cảnh sát giao thông hoàn toàn phù hợp. Dưới đây là 3 trường hợp điển hình người dân có thể thực hiện quyền khởi kiện của mình:
Cảnh sát giao thông bắt sai đối tượng: Chỉ người thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính. Chính vì vậy nếu cảnh sát giao thông bắt sai người có thể sẽ bị kiện. Ví dụ trong trường hợp người thuê, mượn xe trực tiếp điều khiển xe và sau khi trả lại xe thì đi nơi khác hoặc không chịu hợp tác, nếu biên bản và quyết định ghi đúng người vi phạm là người thuê xe mà chủ xe vẫn bị ép đóng phạt thì CSGT đã làm sai, dân kiện cảnh sát giao thông trong trường hợp này hoàn toàn phù hợp.
Thông báo vi phạm quá thời hạn: Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”. Nếu cảnh sát giao thông để mấy tháng sau khi vi phạm xảy ra mới xúc tiến việc lập biên bản thì đã vi phạm quy định pháp luật về xử phạt hành chính.
Chặn đăng kiểm gây oan sai: Dân kiện cảnh sát giao thông có thể xảy ra trong những trường hợp: cảnh sát giao thông lạm quyền đề nghị dừng đăng kiểm nhằm tạo áp lực cho chủ xe thực hiện nghĩa vụ đóng phạt.
Để có thể khởi kiện, người dân phải xác định hành vi vi phạm của cảnh sát giao thông. Theo đó, người dân có thể lên website của www.csgt.vn để theo dõi hoạt động của cảnh sát giao thông. Người dân tự mình giải đáp thắc mắc cảnh sát làm nhiệm vụ có đúng kế hoạch không.
Ngoài việc xác định hành vi vi phạm, người dân còn cần gửi đơn khiếu nại hoặc khởi kiện. Khiếu nại hoặc khởi kiện phải trong thời hạn quy định và tới cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy là câu hỏi “dân kiện cảnh sát giao thông có được không?” đã được giải đáp. Thế nhưng, dưới đây là một số khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Trang fanpage: https://www.facebook.com/congtyluateverest/
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm