Nội dung bài viết [Ẩn]
Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục mà không doanh nghiệp nào muốn thực hiện cả. Đứng trước khó khăn trong hoạt động kinh doanh, giải thể là một cách để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động. Sau đây là những nội dung mà Công ty Luật TNHH Everest lưu ý doanh nghiệp cần biết khi thực hiện những quy định về thủ tục giải thể.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Giải thể doanh nghiệp (công ty) là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể "là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp”.
Khi thực hiện xong thủ tục giải thể công ty, tình trạng này sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân khiến một công ty cân nhắc đến vấn đề có hay không giải thể công ty của mình. Có thể đưa ra một số lý do nổi bật như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Lúc này sẽ đặt ra vấn đề doanh nghiệp có đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn hay không. Nếu doanh nghiệp không biết cách vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu doanh nghiệp sẽ phải giải thể.
Thứ hai, năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp khiến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống và không thể phát triển.
Đây là nguyên nhân chủ yếu thứ hai dẫn đến việc doanh nghiệp giải thể. Bởi vì, doanh nghiệp có phát triển tốt được hay không chủ yếu phụ thuộc vào những người lãnh đạo doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, các nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp,… Nếu các cá nhân này không biết cách quản lý, điều hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể phát triển, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp hoạt động đi xuống là điều tất yếu.
Thứ ba, do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ tổ chức lại loại hình doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thường liên kết với các doanh nghiệp khác nếu không muốn nói là phụ thuộc vào doanh nghiệp khác để có thể hoạt động được, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể tự chủ được vốn, cũng như thị trường, hậu quả là doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được.
Thứ tư, do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính, rồi không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể công ty.
Thứ năm, do các doanh nghiệp thiếu các chiến lược để kinh doanh hiệu quả như tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty… Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp này sẽ bị các doanh nghiệp khác đẩy lùi về phía sau, không có cơ hội phát triển, không tìm kiếm được khách hàng để có thể duy trì hoạt động kinh doanh.
Khi gặp phải những vấn đề nêu trên, doanh nghiệp cần xem xét đến phương án giải thể doanh nghiệp và tìm đến sử dụng dịch vụ pháp lý về giải thể doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp doanh nghiệp muốn giải thể nhưng không thể thanh toán được nợ, doanh nghiệp không được giải thể mà có thể tiến hành thủ tục phá sản.
Cụ thể, khi so sánh sơ bộ, hai loại thủ tục này có những điểm khác biệt sau:
Tiêu chí | Giải thể doanh nghiệp | Phá sản doanh nghiệp |
Bản chất | Là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 | Là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014 |
Chủ thể ra quyết định |
Là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc) |
Do Tòa án quyết định |
Điều kiện tiến hành | Khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định. | Không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. |
Phản ứng của cơ quan có thẩm quyền đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp. | Không bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh. | Có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp. |
Hiện nay, trong diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Lúc này, dù muốn hay không, doanh nghiệp buộc phải đưa ra lựa chọn giữa giải thể doanh nghiệp hoặc phá sản doanh nghiệp.
Để làm rõ vấn đề này, vui lòng xem thêm bài viết: “Lao đao” vì Covid-19, doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể?
Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể theo hai hình thức chính
Theo Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp giải thể tự nguyện theo những trường hợp sau:
(i) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
(ii) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
(iii) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bên cạnh những trường hợp giải thể tự nguyện, trong tình huống cụ thể, doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp giải thể bắt buộc, căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác
Lưu ý: Doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi thực hiện thủ tục giải thể: không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan, bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước …
Nhiều người cho rằng công ty chưa thanh toán hết nợ vẫn có thể giải thể công ty theo một trong những trường hợp đã nêu trên. Liệu quan điểm đó đã thực sự là đúng?
Để có thể biết thêm vấn đề về thanh toán nợ khi giải thể, bạn đọc vui lòng xem thêm bài viết: Công ty chưa thanh toán hết nợ có được giải thể không?
Theo Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cần chuẩn bị những giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ giải thể doanh nghiệp như sau:
- Thông báo giải thể doanh nghiệp
Để nắm rõ quy định về mẫu thông báo giải thể công ty mới nhất, vui lòng xem thêm: Mẫu đơn giải thể doanh nghiệp mới nhất
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
- Phương án giải quyết nợ (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để biết thêm chi tiết về địa chỉ, số điện thoại liên hệ của toàn bộ các Phòng đăng ký kinh doanh trên toàn quốc, vui lòng xem thêm bài viết: Tổng hợp thông tin Phòng đăng ký kinh doanh của 63 tỉnh thành
Tùy thuộc doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc mà trình tự thực hiện thủ tục sẽ khác nhau.
A. Đối với trường hợp giải thể tự nguyện
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp và tổ chức thanh lý tài sản;
Bước 2: Công bố giải thể doanh nghiệp;
Nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày từ ngày thông qua.
Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.
B. Đối với trường hợp giải thể bắt buộc
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Doanh nghiệp triệu tập họp để quyết định giải thể;
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp.
Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về thủ tục giải thể công ty, vui lòng xem thêm bài viết: Thủ tục giải thể doanh nghiệp, những điều cần lưu ý.
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, lệ phí giải thể doanh nghiệp được miễn căn cứ theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Ngoài việc thực hiện thủ tục giải thể công ty tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp còn cần thực hiện một số thủ tục khác có liên quan. Có thể liệt kê một số thủ tục có liên quan đến vấn đề giải thể doanh nghiệp như sau:
(i) Thủ tục công bố thông tin về việc giải thể công ty (ii) Thủ tục xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan (iii) Thủ tục đóng cửa mã số thuế tại cơ quan thuế (iv) Thủ tục trả lại con dấu pháp nhânNhư vậy, để thực hiện đầy đủ, đúng trình tự thủ tục giải thể, doanh nghiệp cần nắm vững những quy định của pháp luật để không bỏ sót bất cứ vấn đề nào.
Công ty Luật TNHH Everest sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Everest để được tư vấn cụ thể.
Đối với lĩnh vực giải thể doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Everest cung cấp những dịch vụ chính như sau:
(i) Tư vấn pháp luật về giải thể doanh nghiệp
(ii) Soạn thảo văn bản liên quan đến thủ tục giải thể doanh nghiệp
(iii) Thực hiện các thủ tục có liên quan đến giải thể doanh nghiệp
(iv) Xử lý các nghĩa vụ thanh toán tài sản khi doanh nghiệp giải thể
Để hiểu rõ hơn một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện giải thể công ty, vui lòng xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm