Việt Nam là một trong những điểm mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Đầu tư trực tiếp là một trong những cách mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện khi đầu tư vào Việt Nam. Có những hình thức đầu tư trực tiếp nào vào Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện? Thủ tục đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như thế nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là hình thức đầu tư bao gồm việc đầu tư tài sản tài chính dài hạn của cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gắn liền với quyền quản lý kinh doanh pháp nhân được đầu tư nguồn vốn nước ngoài.
Có thể hiểu rằng đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể theo một trong các hình thức sau:
(i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài là không hạn chế. Tỷ lệ sở hữu vốn có thể từ 1% đến 100%. Trừ một số trường hợp pháp luật có quy định.
Hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động; đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
(iii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Thủ tục đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
(i) Thủ tục đề nghị xin quyết định chủ trương đầu tư
Thủ tục đề nghị xin cấp quyết định chủ trương đầu tư chỉ được áp dụng đối với các dự án phải xin quyết định chủ trương. Phù hợp với từng thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư tương ứng.
Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp nào tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tư 2014 thì không cần phải thực hiện thủ tục này.
(ii) Thủ tục đăng ký đầu tư:
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(iii) Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập là: Công ty TNHH một thành viên: trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư; Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên: trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên; Công ty cổ phần: Phải có ít nhất từ 3 nhà đầu tư góp vốn.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo pháp luật doanh nghiệp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm