Nội dung bài viết [Ẩn]
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) là sự thỏa thuận hợp tác của các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Bản chất của hợp đồng BCC là không thành lập tổ chức kinh tế (pháp nhân) nên các bên tham gia cần phải tìm hiểu để nắm bắt được những quy định khi kí kết loại hợp đồng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) mà các chủ thể tham gia đầu tư cần hiểu rõ xin được gửi tới quý bạn đọc.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
"14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế."
Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đám phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có ưu điểm là tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng BCC là tính chất, chủ thể và nội dung quan hệ đầu tư.
Ngoài ra, theo chế định của Bộ luật Dân sự năm 2015. "Hợp đồng BCC là một dạng của hợp đồng dân sự, hình thành trên cơ sở nhu cầu tập hợp các nguồn lực với mục đích cùng sản xuất, kinh doanh. Chủ thể là cá nhân, pháp nhân (doanh nghiệp) cùng hợp tác, liên kết với nhau bằng dựa theo thỏa thuận của hợp đồng hợp tác đề đạt đươc hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn."
Theo Điều 28 Luật Đầu tư năm 2020 thì hợp đồng hợp tác gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Những mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh HOT nhất hiện nayTheo đó, tại Khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về các trường hợp thành viên được rút khỏi hợp đồng BCC như sau:
- Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
- Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Ngoài ra, pháp luật nước ta còn quy định nếu thành viên nào rút khỏi hợp đồng BCC không thuộc trường hợp được quy định như trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.
Theo Điều 422 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng BCC chấm dứt trong trường hợp sau đây:
"1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.
Câu hỏi 2: Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có những rủi ro gì? Trả lời Mời bạn tham khảo bài viết về những rủi ro khi ký kết hợp đồng BCC Câu hỏi 3 : Tôi có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa ba bên không? Trả lời: Hoàn toàn có thể, mời bạn tham khảo thêm về hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa ba bên
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm