Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên
Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác tương tự;
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện: Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp X tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam ngày 01/01/2019, B cũng nộp yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trùng với kiểu dáng công nghiệp X tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 01/01/2019 nhưng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng kí kiểu dáng công nghiệp đó nộp tại Pháp vào ngày 11/11/2018 thì ngày ưu tiên của B là ngày 11/11/2018, khi đó đơn đăng ký của A sẽ bị từ chối.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo luật của Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ hay tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định. Ngày ưu tiên mang ý nghĩa quan trọng, đây là căn cứ để xác định tính mới.
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trường hợp được miễn trừ tính mới. Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng;
Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố:
Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Nguyên tắc ưu tiên đã đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu cũng như tác giả được bảo hộ một cách công bằng, toàn diện. Ngoài ra, nguyên tắc này đã tạo ra cơ chế cho quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ một cách tốt nhất. Nguyên tắc này đã có vai trò quan trọng, cụ thể:.
Đây là căn cứ để xác định điều kiện bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu;
Việc có quyền ưu tiên là một lợi thế cho chủ sở hữu khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình tại quốc gia khác do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Theo pháp luật Việt Nam, quyền ưu tiên trong đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ áp dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu;
Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên tạo điều kiện cho việc bảo vê sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu không chỉ ở trong phạm vi quốc gia đăng ký mà còn mở rộng ra các quốc gia khác. Từ đó, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng nói trên;
Đây là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, cũng như việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm nếu việc giải quyết có liên quan đến ngày ưu tiên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm