Những hành vi nào bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh?

Bởi Phạm Nhật Thăng - 16/10/2021
view 739
comment-forum-solid 0
Bí mật kinh doanh là một trong những đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ. Đây là một dạng tài sản vô hình, nhưng rất có giá trị và tạo nên uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh gây ra nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu.

1- Quy định pháp luật về bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một phạm trù được bảo vệ bởi các quy định Luật sở hữu trí tuệ. Theo cách hiểu thông thường, bí mật kinh doanh có thể hiểu là kết quả của những hoạt động tích lũy kinh nghiệm, thông tin được chủ sở hữu ghi chép, lưu lại trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Bí mật kinh doanh được hiểu là những thông tin có được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh, hoạt động trí tuệ khác. Các hoạt động này chưa được bộc lộ và đều có khả năng đưa vào trong kinh doanh.

Có thể thấy, đặc điểm chung của bí mật kinh doanh bao gồm các đặc điểm sau:

- Không phải là hiểu biết chung, hiểu biết thông thường.

- Có thể đưa vào trong kinh doanh; và bí mật này có thể giúp người sở hữu tạo được lợi thế riêng có so với những người khác không nắm giữ hoặc sử dụng thông tin đó.

- Được chủ sở hữu giữ gìn, bảo mật bằng một số biện pháp cần thiết mà không dễ dàng tiếp cận được.

- Người sở hữu phải có được bí mật này một cách hợp pháp và đây là một yếu tố quan trọng.

Nhìn chung, các đặc điểm này cũng tương thích với các điều khoản của Hiệp định TRIPS mà Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Thế nào là xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh được chủ sở hữu bảo vệ để tránh làm lộ ra bên ngoài. Điều này nhằm giữ lợi thế cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bí mật kinh doanh vẫn có thể bị xâm phạm. Theo đó, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là các hành vi trái pháp luật nhằm nắm được bí mật kinh doanh để gây ra bất lợi cho chủ sở hữu. Đây là một hành vi không lành manh trong môi trường cạnh tranh và bị pháp luật nghiêm cấm.

Ví dụ 01: Hành vi truy cập về hệ thống cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp sản xuất đồ uống để lấy được công thức pha đồ uống bị coi là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp đó.

Ví dụ 02: Sử dụng công thức sản xuất bánh ngọt của một doanh nghiệp để sản xuất ở một doanh nghiệp khác.

Đây là những hành vi không phải mới lạ và đã từng xuất hiện trên thực tế. Dạng hành vi thứ hai rất dễ xảy ra ở các cá nhân là nhân viên cũ của một doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Đặc biệt khi họ hết hợp đồng, nghỉ việc sau một thời gian làm việc nhất định. Theo đó, họ có thể đã nắm được một phần hoặc toàn bộ bí mật kinh doanh và tiến hành khai thác, sử dụng bí mật đó ở một đơn vị mới. Trong nhiều trường hợp, có thể làm họ bị tổn thất về kinh tế, danh tiếng, uy tín của sản phầm, dịch vụ. Về lâu dài, việc bị xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ khiến công việc kinh doanh tổn thất nặng nề và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị pháp luật các quốc gia nghiêm cấm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh cụ thể

Hiện nay, hành vi xâm phạm bí mật trong kinh doanh được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018. Cụ thể:

- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu;

- Tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh trái ý chí của chủ sở hữu bí mật đó.

Trong khi đó, Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) còn bổ sung ba hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:

- Vi phạm nghĩa vụ bảo mật hoặc lừa gạt, mua chuộc, ép buộc người có bí mật để tiếp cận thu thập hoặc làm lộ bí mật kinh doanh;

- Tiếp cận bí mật kinh bằng thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phầm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

- Sử dụng, làm lộ bí mật kinh doanh dù biết có nghĩa vụ phải bảo mật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Căn cứ xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Các căn cứ xác định một chủ thể vi phạm các quy định về bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP như sau:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bí mật kinh doanh phải đang được pháp luật bảo hộ thì mới xác định là đối tượng của hành vi xâm phạm.

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Cụ thể, bí mật kinh doanh bị xâm phạm theo các hành vi đã liệt kê tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 45 Luật Cạnh tranh.

- Chủ thể  có hành vi xâm phạm không phải chủ sở hữu hoặc người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với bí mật kinh doanh.

- Nơi xảy ra hành vi xâm phạm là ở Việt Nam. Ngoài ra, hành vi xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam thì cũng bị coi là có hành vi tác động đến bí mật kinh doanh, và là căn cứ xem xét vi phạm.

Như vậy, nếu thỏa mãn các điều kiện trên, chủ thể có hành vi trái pháp luật nhằm vào bí mật kinh doanh có thể bị xem xét xác định có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh. Bởi bí mật kinh doanh là một loại tài sản đặc biệt, rất khó xác định, nên nhà làm luật phải quy định cụ thể như vậy để rõ ràng trong việc xác định người vi phạm và hành vi vi phạm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Những hành vi nào bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh? được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Những hành vi nào bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.79629 sec| 1013.813 kb