Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp là một tài sản trí tuệ được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đây là công cụ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Vậy bí mật kinh doanh trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Bí mật kinh doanh là những thông tin thu thập được từ các hoạt động của doanh nghiệp như: đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có khả năng sử dụng để kinh doanh, sinh lời
Bảo hộ bí mật kinh doanh là việc pháp luật hợp pháp và thực hiện việc bảo mật đó.
Có thể bạn quan tâm thêm : Tên thương mại là gì?Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về chủ sở hữu tài sản trí tuệ này bao gồm: tổ chức, cá nhân có được một cách hợp pháp, và thực hiện việc . Ngoài ra, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao có được khi thực hiện công việc được giao, hoặc được thuê thì thuộc quyền sở hữu của bên giao việc, bên thuê.
Để bí mật kinh doanh muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Muốn được bảo hộ thì không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng để người khác có được.
(ii) Được bảo hộ khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ lợi thế so với những người không phải chủ sở hữu hoặc không sử dụng.
(iii) Muốn được bảo hộ thì phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ ra bên ngoài và không dễ dàng để người khác tiếp cận được.
Các thông tin có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh bao gồm: thông tin liên quan đến một công thức, mẫu hàng, thiết bị hoặc tập hợp các loại thông tin khác mà được sử dụng trong một thời gian nhất định trong một doanh nghiệp; thông tin kỹ thuật dùng trong quá trình sản xuất hàng hoá; chiến lược tiếp thị, xuất khẩu hoặc bán hàng, hay phương pháp lưu trữ tài liệu hoặc các quy trình và thủ tục quản lý kinh doanh, kể cả phần mềm sử dụng cho các hoạt động kinh doanh.
Lưu ý: Một số đối tượng dưới đây sẽ không được pháp luật bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh như: bí mật về nhân thân; bí mật về quản lý nhà nước; bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật khác, không liên quan đến kinh doanh.
Tùy thuộc vào hình thức bảo hộ bí mật kinh doanh mà thời hạn bảo hộ tài sản trí tuệ này đối với các hình thức bảo hộ khác nhau sẽ khác nhau.
(i) Trong trường hợp được bảo hộ tự động, tài sản trí tuệ này sẽ được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi bị công khai. Đây là hình thức bảo hộ tự động mà chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trên, nó sẽ tự động được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký, không cần công bố thông tin, và sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
(ii) Trường hợp bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì thời hạn sẽ là 20 năm, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ. Hết khoảng thời gian 20 năm, dưới danh nghĩa sáng chế sẽ được công bố công khai. tường hợp này sẽ yêu cầu công khai thông tin và cần thủ tục.
Như vậy, bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ vô thời hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ.
Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
(i) Chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp để tiếp cận, thu thập các thông tin liên quan.
(ii) Bộc lộ, sử dụng thông tin mà không được chủ sở hữu cho phép.
(iii) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc có các hành vi như lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm tiết lộ bí mật kinh doanh từ người có nghĩa vụ bảo mật.
(iv) Tiếp cận, thu thập thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của người nộp đơn bằng thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng phương thức chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.
(v) Sử dụng, tiết lộ bí mật dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết do người khác thu được và có liên quan đến một trong những hành vi ở trên.
Như vậy, nếu nhân viên trong công ty tiết lộ bí mật kinh doanh thì tức là đã có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ này của Công ty. Tùy vào mức độ xâm phạm, bên bị xâm phạm có thể xử lý bằng các biên pháp: dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu liên quan tới bí mật kinh doanh và các biện pháp ngăn chặn khác để bảo vệ tài sản trí tuệ này của người bị xâm phạm.
Tuy nhiên, bên bị xâm phạm cần thu thập được các bằng chứng nhất định để có cơ sở cho việc xử phạt hành vi xâm phạm.
Để biết thêm các thông tin khác về Sở hữu trí tuệ, vui lòng xem thêm tại Sở hữu trí tuệ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm