Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu. Tránh bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.
Thông thường khi tung ra sản phẩm mới hoặc khai trương cửa hàng nào đó, Doanh nghiệp sẽ làm trước các thủ tục như: Kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, làm mã số mã vạch hoặc chạy quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.
Khi các thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, được sự tin dùng của mọi người thì các nhà kinh doanh mới nghĩ đến việc bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Đến lúc này, nếu thương hiệu đã bị trùng (tức là có Chủ đơn đăng ký) thì Doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, mặc khác lại trở thành người vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ nếu còn tiếp tục sử dụng thương hiệu đó làm tên cửa hàng hoặc sản phẩm tương ứng.
Việc đăng ký bảo hộ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến số vốn gây dựng thương hiệu lâu nay, nếu đổi thương hiệu khác sẽ phải thực hiện lại từ đầu (vì người tiêu dùng đã quen với thương hiệu cũ), điều nay làm tốn thêm một phần chi phí khá lớn.
Trước khi đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ; hình vẽ; hình ảnh; kể cả hình ba chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Do đó, để tránh bị trả lại hồ sơ, tổ chức, cá nhân nên tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện đăng ký thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn.
Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Việc thiết kế nhãn hiệu dựa trên những ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng là điều vô cùng sai lầm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo, thương hiệu, nhãn hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, khi đăng ký nhãn hiệu thì sẽ rất khó để được cấp văn bằng bảo hộ.
Hơn nữa, việc lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không tạo được dấu ấn riêng cho người tiêu dùng. Và còn có thể bị xử phạt.
Do đó, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề này.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm