Thương nhân và pháp nhân là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và sử dụng hai từ này một cách chính xác. Có phải mọi pháp nhân đều là thương nhân? Hay mọi thương nhân đều là pháp nhân? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Everest sẽ đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa thương nhân và pháp nhân để giúp người đọc hiểu rõ hai thuật ngữ pháp lý này.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân hoạt động thương mại vì mục đích sinh lợi.
Khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Khoản 1 Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Pháp nhân phi thương mại tuy không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận nhưng nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Như vậy có thể thấy, cả thương nhân và pháp nhân đều có thể thực hiện những hoạt động có lợi nhuận.
Tìm hiểu thêm về đại diện cho thương nhân: tại đây
Sự khác biệt giữa thương nhân và pháp nhân có thể dựa vào những tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Thương nhân | Pháp nhân |
Cơ sở pháp lý | Luật Thương mại 2005 | Bộ luật Dân sự 2015 |
Khái niệm | Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. | Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. |
Phân loại | - Cá nhân - Pháp nhân thương mại | - Pháp nhân thương mại - Pháp nhân phi thương mại |
Điều kiện |
Một cá nhân hoặc tổ chức là thương nhân phải đáp ứng các điều kiện: (i) thực hiện hành vi thương mại; (ii) thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình; (ii) thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên; (iv) có năng lực hành vi thương mại; (v) có đăng ký kinh doanh. |
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS 2015; (iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. |
Mục tiêu hoạt động | tìm kiếm lợi nhuận | có thể có hoặc không tìm kiếm lợi nhuận |
Lợi ích | Vì lợi ích của bản thân | Có thể vì lợi ích của bản thân hoặc vì lợi ích của người khác |
Phạm vi hoạt động | Hoạt động thương mại | có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, xã hội, quốc tế,... |
Tài sản | Tài sản có thể độc lập hoặc không độc lập với thương nhân | Độc lập với pháp nhân |
Tư cách pháp nhân | Không phải lúc nào cũng có tư cách pháp nhân (Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân) | Luôn có tư cách pháp nhân |
Doanh nghiệp là thương nhân/pháp nhân | - Công ty TNHH
- Công ty cổ phần - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân |
- Công ty TNHH - Công ty cổ phần - Công ty hợp danh |
Doanh nghiệp không phải là thương nhân/pháp nhân | Không có |
Doanh nghiệp tư nhân |
Xem thêm Luật công ty - kiến thức thương mại và doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm