Nội dung bài viết [Ẩn]
Đại diện cho thương nhân là một trong bốn loại hoạt động trung gian thương mại mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Vậy đại diện cho thương nhân là gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty TNHH Luật Everest sẽ làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đại diện cho thương nhân, theo Khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại năm 2005, là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Phạm vi đại diện cho thương nhân theo Điều 143 Luật Thương mại năm 2005 sẽ do các bên thỏa thuận. Theo đó, bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Thứ nhất, việc đại diện cho thương nhân phát sinh giữa hai bên: bên đại diện và bên giao đại diện. Bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân.
Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Thứ ba, việc đại diện cho thương nhân được tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa các bên. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm các quy định về chủ thể, đối tượng, hình thức, điều kiện có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên và chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Điều 142 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian đại diện cho thương nhân được quy định tại Điều 144 Luật Thương mại 2005. Theo đó, các bên sẽ tự thỏa thuận về thời gian đại diện. Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
Xem thêm: Phân biệt các quy định về thương nhân và pháp nhânThứ nhất, quyền hưởng thù lao. Theo Điều 147 Luật Thương mại 2005, bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Mức thù lao và thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. Nếu trong hợp đồng đại diện không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (Điều 86 Luật Thương mại 2005).
Thứ hai, quyền yêu cầu thanh toán chi phí. Bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (Điều 148 Luật Thương mại 2005).
Thứ ba, quyền được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao. Để đảm bảo cho các quyền hưởng thù lao và quyền yêu cầu thanh toán chi phí được thực hiện, Điều 149 Luật Thương mại 2005 quy định bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hoạt động đại diện trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tìm hiểu Luật công ty - kiến thức thương mại và doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm