Đối với mỗi loại hàng hóa thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xem như là "giấy khai sinh" của mỗi loại hàng hóa. Đây được xem là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Vì thế, Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đang là thủ tục được quan tâm nhiều hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Qua đó, cho thương nhân biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào và chất lượng của sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không. Như vậy, Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong nước và Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nước ngoài hiện nay là như thế nào? Công ty Luật TNHH Everest chúng tôi sẽ cung cấp tới khách hàng với nội dung cụ thể như bên dưới bài viết.
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định “ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.
Với hàng hóa trong nước, thương nhân cần thực hiện xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, từng trường hợp sẽ được quy định một quy trình cấp giấy chứng nhận khác nhau. Quy định như sau:
(i) Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
Xem thêm bài viết: Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự
(ii) Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp được thực hiện theo các bước sau đây:
Xuất xứ hàng hóa bao gồm 2 loại chính:
(i) C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
(ii) C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Xem thêm tại: Mua bán hàng hóaĐể chứng nhận xuất xứ hàng hóa nước ngoài bao gồm những điều kiện và mục tiêu như sau:
Xác định xác phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không. Chính sách thương mại ở mỗi quốc gia đều có sự phân biệt cụ thể. Việc xác định được xuất xứ hàng hóa giúp phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo thỏa thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi.
Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính sách thương mại là việc xác định xuất xứ hàng hóa còn tác động đến thực hiện chính sách thương mại ở các nước và các khối nước khác. Dẫn đến hạn chế được các hành động phá giá và giúp việc áp dụng thuế chống trợ giá thành công.
Xem thêm các nội dung pháp lý tại Luật công ty - kiến thức thương mại và doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm