Khi một tranh chấp thương mại xảy ra, các chủ thể liên quan có quyền lựa chọn các phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp, trong đó pháp luật cho phép việc các bên lựa chọn việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên. Với những ưu điểm đặc thù của tố tụng trọng tài về thời gian xử lý tranh chấp, tính tự do trong việc lựa chọn trọng tài, tính chung thẩm... nên giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được nhiều chủ thể lựa chọn.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 19006198Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo quy định của pháp luật như thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật... thì các bên tham gia tranh chấp thực hiện quá trình tố tụng theo các bước sau:
Sau khi xem xét vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện, các bên có quyền gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Cần lưu ý rằng việc một trong các bên gửi đơn khởi kiện đến Tòa án khi đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có hiệu lực đúng luật và có thể thực hiện thì Tòa án sẽ phải từ chối thụ lý.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định, trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài và phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc.
Đơn khởi kiện sẽ có các nội dung cụ thể sau đây:
Đơn khởi kiện sẽ được nộp kèm theo với thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan khác.
Ngoài ra, bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp và đơn kiện lại phải gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc thì đơn khởi kiện phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn khởi kiện phải được nộp cùng thời điểm với bản tự bảo vệ.
Bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài nếu vụ tranh chấp được giả quyết tại Trung tâm trọng tài hoặc gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên nếu vụ việc được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc bản tự bảo vệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo. Thời hạn này có thể được gia hạn theo yêu cầu của một hoặc các bên tham gia.
Nội dung bản tự bảo vệ bao gồm:
Điều 38 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cho phép các bên được quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không thể tìm được tiếng nói chung tức là thỏa thuận không thành công thì một Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc sẽ được thành lập để giải quyết tranh chấp tùy tính chất vụ việc.
Thành phần Hội đồng trọng tài được quy định tại Điều 39 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trình tự thành lập được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật này.
Các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại năm 20010. Quyết định công nhận dự thỏa thuận của các bên có giá trị chung thẩm như phán quyết trọng tài.
Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai. Các bên có thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự và có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng người khác có thể tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu có sự đồng ý của các bên.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; các bên có thể thỏa thuận đối với Trọng tài viên.
Theo quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Việc lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ được thực hiện khi biểu quyết không đạt được đa số.
Các bên được khuyến khích tự nguyên thi hành phán quyết trọng tài khi phán quyết có hiệu lực pháp luật. Nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành phán quyết trong thời hạn mà cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu câu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Cụ thể, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì ngoại trừ các trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm hại.
Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn đối với tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn đối với tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa ánLệ phí hay phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài. Trong thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không có quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài không có sự phân bổ khác thì bên thua kiện phải chịu phí trọng tài.
Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Hội đồng trọng tài sẽ ấn định phí trọng tài trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc.
Phí trọng tài gồm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm