Khi chúng ta làm việc hay hợp tác với nhau thì hợp đồng là một thứ vô cùng quan trọng. Nó sẽ là căn cứ pháp lý cho ta biết mối quan hệ giữa hai bên đâu là bên cung ứng dịch vụ và đâu là bên nhận cung ứng dịch vụ. Từ đó cho ta thấy hợp đồng cung ứng dịch vụ quan trọng như thế nào.
Để có đáp án nhanh nhất, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hợp đồng thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Theo đó, chúng ta sẽ có một bên là cung ứng dịch vụ và bên thứ hai là bên nhận cùng ứng dịch vụ. Và bên cung ưng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện cung ứng cho bên nhận cung ưng, còn bên nhận cung ứng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng theo sự thỏa thuận của hai bên. Chi tiết xem trong khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
Tìm hiểu thêm: Cung ứng dịch vụ
Trong luật không nêu rõ về phân loại các hợp đồng cung ứng dịch vụ nhưng có quy định về quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 75 Luật Thương mại năm 2005 quy định và có thể tóm gọn như sau:
(i) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:
(ii) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
Từ đó chúng ta sẽ có thể phân ra các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau:
Thông thường thì nội dung của một bản hợp đồng sẽ do các bên thảo luận và đưa ra phương án chung để làm việc. Thì bản thân hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng sẽ như vậy tuy nhiên sẽ có một số điều cần chú trọng. Bên cung ứng thì cần phải cung ứng theo đúng cam kết cho bên được nhận về như chất lượng, hay thời gian. Còn bên nhận cung ứng hay chính là khách hàng cần phải thực hiện thanh toán cho bên cung ứng cái này có thể gọi là phí dịch vụ, theo như đúng hai bên đã thỏa thuận.
Để biết thêm các thông tin về luật thương mại xem tại đây
Để hợp đồng cung ứng dịch vụ có đủ hiệu lực thì cần có những điều kiện như sau:
Đầu tiên, là về chủ thể: các bên tham gia có đầy đủ về năng lực về năng lực hành vi và về pháp luật. Nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải đủ tuổi giao kết hợp đồng và đủ khả năng nhận thức và năng lực hành vi. Nếu là tổ chức hay doanh nghiệp thì phải làm đúng theo quy định về pháp luật.
Thứ hai, về sự tự nguyện: các bên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện tham gia vào hợp đồng.
Thứ ba, về mục đích và nội dung của hợp đồng: đều phải đúng luật và không trái đạo đức xã hội.
Thứ tư, về hình thức: Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thông thường, các bên có thể tự lựa chọn hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (lời nói/văn bản/hành vi cụ thể). Các bên nên thảo luận rõ về điều khoản để trách rủi do và các vấn đề pháp sinh khác
Xem thêm: Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ chuẩn nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm