Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những mẫu hợp đồng phổ biến trong các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Vậy một hợp đồng mua bán hàng hóa phải có hình thức và nội dung như thế nào là đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Everest tìm hiểu cụ thể và chi tiết mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chuẩn nhất và một số kiến thức thương mại và doanh nghiệp về những điều khoản cần lưu ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong bài viết sau đây:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: 01/2021/HĐMB
Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 21/11/2015 và các văn bản pháp luật liên quan; Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005; sửa đổi bổ sung năm 2017,2019 và các văn bản pháp luật liên quan; Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;Hôm nay, ngày tháng năm 2021, tại địa điểm:
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (BÊN A):
Địa chỉ trụ sở chính:
Mã số thuế:
Đại diện: ........ Chức vụ:
Tài khoản số:
Mở tại ngân hàng:
BÊN MUA (BÊN B):
Địa chỉ trụ sở chính:
Mã số thuế:
Đại diện: Chức vụ:
Tài khoản số:
Mở tại ngân hàng:
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Tên hàng - Số lượng - Chất lượng - Giá trị hợp đồng
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
STT | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
Tổng giá trị hàng hóa | |||||
Thuế VAT (10%) | |||||
Tổng giá trị hợp đồng |
Ghi bằng chữ:
Chất lượng:
Điều 2: Thanh toán
Điều 3: Giao nhận hàng hóa
Điều 4: Nghĩa vụ của các bên
Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
Điều 5: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm mức phạt là 8% tổng giá trị phần ng
Điều 6: Bất khả kháng và giải quyết tranh chấp.
Điều 6: Điều khoản chung
Đại diện bên bán (bên A) (Ký và ghi rõ họ tên) | Đại diện bên mua (bên B) (Ký và ghi rõ họ tên) |
Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền thỏa thuận với nhau về địa điểm và thời gian giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên trong trường hợp các bên không thỏa thuận điều khoản về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về Địa điểm giao hàng và khoản 2 và khoản 3 điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng.
Ngoài các điều khoản về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản về giao nhận hàng hóa trong trường hợp giao thừa hoặc thiếu hàng hóa, trường hợp giao sớm hoặc các trường hợp hỏng, mất hàng hóa trong quá trình thực hiện giao hàng để nội dung hợp đồng rõ ràng và tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Đây là một trong những điều khoản cần thiết khi giao kết hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng bởi trong một số trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà một trong các bên không thực hiện được hợp đồng hoặc chỉ thực hiện được một phần của hợp đồng gây thiệt hại cho các bên còn lại. Vì vậy để tránh các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, các điều khoản ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần quy định rõ ràng các điều khoản về sự kiện bất khả kháng.
Xem thêm: Thời điểm chuyển đổi rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Bên vi phạm sẽ phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm phải chứng minh được tổn thất mà bên vi phạm gây nên. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tuy nhiên mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Một số trường hợp được miễn trách nhiệm đã được quy định theo điều 294 Luật Thương mại năm 2005.
Trong thực tế, tranh chấp hợp đồng là điều mà các bên không hề mong muốn tuy nhiều nó lại xảy ra rất nhiều nếu các điều khoản khác trong hợp đồng không được quy định một cách chặt chẽ. Các điều khoản giải quyết tranh chấp thường quy định về phương thức giải quyết tranh chấp. Trong quan hệ thương mại, nguyên tắc giải quyết tranh chấp thường ưu tiên thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thể thương lượng được có thể đi đến hòa giải do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mà các bên thỏa thuận chọn làm hòa giải.
Xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật công ty - kiến thức thương mại và doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm